pdf-nạp thẻ

92 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Văn hóa

Giá: 40,000

Tài liệu dài 33 trang word, gồm 92 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Văn hóa.

Gồm nội dung các tài liệu sau:

– Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi năm 2009

– Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội, sửa đổi bổ sung năm 2005

– Nghị định số 98/2010/NĐ-CP

– Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ

– Nghị định 166/2018/NĐ-CP Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh

– Luật Điện ảnh năm 2006

– Luật Quảng cáo năm 2012

– Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch

– Nghị định 144/2020/NĐ-CP Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Tham khảo tài liệu:

Câu 1: Di sản văn hóa được hiểu như thế nào theo quy định của Luật Di sản văn hóa?

A. Di sản văn hóa là di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất trên mọi lĩnh vực, có giá trị đối với đời sống xã hội, được lưu truyền qua các thế hệ ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Di sản văn hóa là di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất trên mọi lĩnh vực, có giá trị đối với đời sống xã hội, được lưu truyền qua các thế hệ ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Di sản văn hóa bao gồm toàn bộ những sản phẩm tinh thần, vật chất trên mọi lĩnh vực, có giá trị đối với đời sống xã hội, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Câu 2: Luật Di sản văn hóa quy định những nội dung gì?

A. Luật Di sản văn hóa quy định toàn bộ các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Luật Di sản văn hóa quy định tất cả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Luật Di sản văn hóa quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Luật Di sản văn hóa quy định hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá.

 

Câu 3: Theo quy định tại Luật Di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể được hiểu như thế nào?

A. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

B. Di sản văn hoá vật thể là toàn bộ các sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

C. Di sản văn hoá vật thể là tất cả các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

D. Di sản văn hoá vật thể là các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quốc gia.

 

Câu 4: Theo quy định tại Luật Di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh được hiểu như thế nào?

A. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

B. Danh lam thắng cảnh là tổng thể các cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ, khoa học.

C. Danh lam thắng cảnh là toàn bộ các cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ.

D. Danh lam thắng cảnh là tất cả các cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, khoa học.

 

Câu 5: Theo quy định tại Luật Di sản văn hóa, cổ vật được hiểu như thế nào?

A. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ ba trăm năm tuổi trở lên.

B. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ năm trăm năm tuổi trở lên.

C. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

D. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ hai trăm năm tuổi trở lên.