Tài liệu dài 49 trang word, gồm 39 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Văn hóa Thể thao Du lịch.
Bao gồm nội dung các tài liệu sau:
– Thông tư 08/2021/TT-BVHTTDL Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội
– Luật số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa
– Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ
– Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ
– Nghị định 31/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP, Nghị định số 61/2016/NĐ-CP và Nghị định số 36/2019/NĐ-CP
– Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ
– Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch
– Thông tư số 16/2021/TT-BVHTTDL ngày 05/2/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa
– Thông tư số 20/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch
Tham khảo tài liệu:
Câu 01. Anh (chị) cho biết nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa, theo quy định tại Thông tư 08/2021/TT-BVHTTDL ngày 08/9/2021 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch?
Trả lời: Theo quy định tại Thông tư 08/2021/TT-BVHTTDL ngày 08/9/2021 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa:
a) Tổ chức thực hiện quy định, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở địa phương sau khi được phê duyệt;
b) Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương; cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương;
d) Tổ chức kiểm kê, lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương;
đ) Thẩm định, đề nghị phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thẩm định dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với di tích cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tham gia ý kiến thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh; tham gia ý kiến đối với hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích; thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh ở địa phương có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích; cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích và Giấy chứng nhận hành nghề đối với tổ chức hành nghề tu bổ di tích có trụ sở trên địa bàn;
e) Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ, khai quật khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung giấy phép khai quật ở địa phương; rà soát, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh quy hoạch khảo cổ;
g) Thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia của bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích, bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật ở địa phương;
h) Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức đăng ký và quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân ở địa phương; cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật đối với cơ sở kinh doanh giám định có trụ sở trên địa bàn; đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép đưa di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;
i) Xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng cấp tỉnh và điều kiện được cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập ở địa phương; xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị và hồ sơ xếp hạng bảo tàng hạng II, III đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng ngoài công lập đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức thẩm định việc xếp hạng bảo tàng; góp ý đề nghị phê duyệt dự án trưng bày bảo tàng cấp tỉnh, dự án trưng bày nhà lưu niệm do địa phương quản lý;
k) Kiểm tra, giám sát và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra cơ sở bồi dưỡng và việc tổ chức thực hiện Chương trình bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương;
l) Là cơ quan thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về: Đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương.
Câu 02. Anh (chị) hãy cho biết: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân; Quyền và nghĩa vụ của Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa và Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa, theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001?
Trả lời:
Theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001:
Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1.Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;
2.Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
3.Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
4.Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa,danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5.Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1.Thực hiện các quy định tại Điều 14 của Luật này.
2.Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị,bị hủy hoại, bị mất
3.Gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
4.Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa
5.Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1.Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa.
2.Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa
3.Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại
4.Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa
5.Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Câu 03. Anh (chị) hãy cho biết: Di sản văn hoá Việt nam được sử dụng nhằm mục đích gì; Nêu những hành vi bị cấm đối với Di sản văn hoá, theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009?
Trả lời:
Theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa:
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
1.Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội;
2.Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
3.Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
– Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
– Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
– Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
– Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
– Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.