word-the-cao

Bộ đề thi viết chuyên ngành Kiểm lâm thi tuyển công chức tỉnh, thành phố

Giá: 80,000

Bộ đề thi viết chuyên ngành Kiểm lâm thi tuyển công chức tỉnh, thành phố có 20 đề thi viết, mỗi đề thi có 3 câu hỏi. (Có đáp án)

Gồm các nội dung sau:

1. Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14

2. Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

3. Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

4. Nghị định số 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi

5. Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng

6. Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

7. Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

8. Thông tư số 14/2024/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

9. Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm.

10. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

 

Mô tả tài liệu:

ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC TỈNH
MÔN THI VIẾT NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Hình thức thi: Thi viết

Câu 1. Hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trung ương được quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. (35 điểm)
Trả lời
Theo Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trung ương
1. Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về lâm nghiệp: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc:
a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;
b) Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng;
c) Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, mua bán, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;
đ) Hoạt động gây nuôi, trồng cấy các loài thực vật rừng, động vật rừng; xác minh, truy xuất, xác nhận nguồn gốc lâm sản;
e) Triển khai thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng;
g) Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
h) Quản lý, sử dụng đồng phục, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dụng của Kiểm lâm trên phạm vi toàn quốc.
3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc:
a) Phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc trung ương quản lý;
b) Đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên phạm vi toàn quốc; tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng ở các vùng trọng điểm;
d) Quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành về quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm, diễn biến rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng và các cơ sở dữ liệu có liên quan thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý;
đ) Truyền thông, thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành về lâm nghiệp;
e) Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên phạm vi toàn quốc;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, đấu tranh, ngăn chặn việc buôn bán trái pháp luật lâm sản qua biên giới theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật;
h) Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật; lập kế hoạch trang cấp thiết bị chuyên dụng về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;
i) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
4. Quản lý, chỉ đạo Kiểm lâm vùng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trung ương về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi vùng được giao phụ trách.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Câu 2. Hãy nêu thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm được quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi. (35 điểm)
Trả lời
Theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm bao gồm: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Câu 3: Theo quy định tại Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định như thế nào? (30 điểm)
Trả lời
Theo Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng
Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 30/2017/NĐ-CP, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm một số nội dung chi chủ yếu như sau:
1. Hoạt động tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy rừng;
2. Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, trạm quan sát, dự báo lửa rừng; kênh mương, cầu, cống, bể, bồn chứa nước, đập, hồ chứa và đường ống dẫn nước phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy rừng;
3. Mua sắm vật tư, trang thiết bị, phương tiện; thiết bị quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng;
4. Nguyên nhiên vật liệu; sửa chữa, bồi thường thiệt hại phương tiện, thiết bị được huy động để chữa cháy rừng;
5. Công tác thông tin, liên lạc; công tác phí; hội nghị; tổng kết, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy và ch ữa cháy rừng;
6. Hoạt động làm thêm giờ theo quy định của pháp luật;
7. Chi cho người tham gia chữa cháy rừng;
8. Tiền ăn thêm, bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia chữa cháy rừng;
9. Cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia chữa cháy rừng;
10. Thuê phương tiện, chi phí sửa chữa các phương tiện (nếu bị hư hỏng do nguyên nhân khách quan) được huy động tham gia chữa cháy rừng theo lệnh điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
11. Chi trả cho các tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện tham gia chữa cháy bị rủi ro do cháy rừng;
12. Ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng cháy và chữa cháy rừng;
13. Duy trì hoạt động thường xuyên của tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; hợp đồng lao động bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng (sau đây viết là Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg);
14. Nội dung chi khác cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật.