word-the-cao

82 câu hỏi và đáp án thi tuyển công chức xã chức danh Tư pháp – hộ tịch

Giá: 70,000

Tài liều dài 77 trang word, bao gồm 82 câu hỏi và đáp án thi tuyển công chức xã chức danh Tư pháp – hộ tịch.

Bao gồm các tài liệu sau:

1. Luật Hộ tịch năm 2014

2. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012

3. Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi năm 2020

5. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi năm 2020

6. Thông tư 04/2020/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP

7. Nghị định số 15/2014/NĐCP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở

8. Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

9. Thông tư 10/2016/TT-BTP Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

10. Nghị định 118/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

11. Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản QPPL

12. Nghị định 154/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP

Tham khảo tài liệu:

Câu hỏi 1: Anh (Chị) hãy cho biết hộ tịch là gì? Thế nào là đăng ký hộ tịch?

Trả lời: Theo quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014:

Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

 

Câu hỏi 2: Anh (Chị) hãy cho biết các hình thức hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012?

Trả lời: Theo quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012:

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

– Họp báo, thông cáo báo chí.

– Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

– Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

– Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

– Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

– Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

– Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

– Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.