Bộ câu hỏi trắc nghiệm Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (Luật số: 83/2015/QH13) gồm 145 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án.
Một số câu hỏi mô tả tài liệu:
Câu 1. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm?
a) bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh
b) bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện
c) bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
d) bội chi ngân sách trung ương
Đáp án A
Câu 2. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào?
a) Được xác định bằng chênh lệch nhỏ hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương
b) Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương
c) Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương
d) Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương, ngân sách địa phương
Đáp án B
Câu 3. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là?
a) tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch nhỏ hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
b) tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
c) tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
d) tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
Đáp án D
Câu 4. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Chi đầu tư phát triển là?
a) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
b) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
c) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động củacác tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đáp án A
Câu 5. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Chi đầu tư xây dựng cơ bản là?
a) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
b) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
c) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động củacác tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đáp án B
Câu 6. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Chi thường xuyên là?
a) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
b) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
c) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động củacác tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đáp án C
Câu 7. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là?
a) thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sungcân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 01 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 01 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
b) thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sungcân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 03 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 03 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
c) thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sungcân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 04 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 04 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
d) thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sungcân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
Đáp án D
Câu 8. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc nào?
a) Theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn hoặc bằng tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tưphát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
b) Theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tưphát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
c) Theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tưphát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
Đáp án C
Câu 9. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước?
a) chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
b) chỉ được sử dụng cho chi thường xuyên, không sử dụng cho đầu tư phát triển
c) chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển và cho chi thường xuyên.
d) chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển hoặc sử dụng cho chi thường xuyên.
Đáp án A
Câu 10. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn nào dưới đây?
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốctế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
c) Cả A và B đều đúng
d) Cả A và B đều sai
Đáp án C