word-the-cao

31 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Hợp tác quốc tế

Giá: 30,000

Tài liệu dài 34 trang word, gồm 31 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Hợp tác quốc tế.

Bao gồm nội dung các tài liệu sau:

– Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020

– Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của BCH Trung ương Đảng khóa XII

– Nghị định 113/2014/NĐ-CP Về quản lý hợp tác quốc tế pháp luật

– Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ

– Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

– Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 29/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ

– Quyết định 06/2020/QĐ-TTg Về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam

Tham khảo tài liệu:

Câu 1: Anh/chị hãy cho biết Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế theo Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020?

Trả lời: Theo Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020:

Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế

– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

– Bảo đảm việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.

– Phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

– Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.

– Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

 

Câu 2: Anh/chị hãy cho biết nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020?

Trả lời: Theo Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020:

Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế

– Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.

– Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật.

– Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.

– Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật này không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.

– Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.