word-the-cao

Ngân hàng Câu hỏi và Đáp án thi công chức chuyên ngành Thương mại – Quản lý thị trường

Giá: 50,000

Mô tả tài liệu:

Tài liệu dài 66 trang word, gồm 41 câu hỏi có đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Thương mại – Quản lý thị trường.

Bao gồm nội dung các văn bản sau:

– Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ

– Nghị định 114/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP

– Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội

– Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính Phủ về kinh doanh xăng dầu, sửa đổi bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP

– Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

– Nghị định 40/2018/NĐ-CP Về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

– Nghị định 105/2017/NĐ-CP Về kinh doanh rượu

– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ công thương.

– Nghị định 99/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

– Nghị định 17/2022/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

– Nghị định 87/2018/NĐ-CP Về kinh doanh khí

 

Tham khảo tài liệu:

Câu 1: Hãy nêu phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ và trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định 114/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.

Đáp án: Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định 114/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP quy định:

Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

– Nghị định này quy định về phát triển và quản lý chợ, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động về chợ, bao gồm các lĩnh vực: quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo nâng cấp chợ; hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý chợ; kinh doanh mua bán hàng hoá tại chợ.

– Chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là loại chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.

– Các loại: siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hoá bao gồm cả siêu thị, trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài, không thuộc đối tượng điều chỉnh Nghị định này.

Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:

– Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.

– Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.

– Chợ kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.

– Chợ bán kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm.

– Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.

– Chợ chuyên doanh: là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc một số ngành hàng có đặc thù và tính chất riêng.

– Chợ tổng hợp: là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.

– Chợ dân sinh: là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.

– Chợ biên giới: là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền (gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo).

– Chợ tạm: là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

– Chợ nông thôn: là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành, ngoại thị.

– Chợ miền núi: là chợ xã thuộc các huyện miền núi.

– Chợ cửa khẩu: là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền hoặc trên biển gắn các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

– Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: là chợ lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CPngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

– Doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ: là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

– Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ: là hợp tác xã được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

Trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Quyết định giao hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ.

b) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban Quản lý chợ đối với những Chợ hạng 1 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban Quản lý chợ điều hành.

c) Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

d) Quy định cụ thể Nội quy chợ trên cơ sở Nội quy mẫu do Bộ Thương mại ban hành và phê duyệt nội quy của các Chợ hạng 1.

d) Quy định cụ thể việc xử lý vi phạm Nội quy chợ.

e) Ban hành các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh và nhân dân trên địa bàn để phát triển mạng lưới chợ;

g) Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng chợ hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển chợ cả nước và của từng địa phương; chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng chợ theo quy định của Nghị định này, đồng thời sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư chợ từ ngân sách trung ương;

h) Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi các ban quản lý chợ hạng 1 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ;

j) Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh.

 

Câu 2: Hãy nêu nội dung quản lý nhà nước về chợ, phân loại chợ và trách nhiệm của các Bộ Công Thương được quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định 114/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.

Đáp án:

Nội dung quản lý nhà nước về chợ:

– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển chợ từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội ở từng địa phương, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng của nhân dân.

– Ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ.

– Quản lý các chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định về phân cấp quản lý.

– Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ.

– Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ.

– Tổ chức kiểm tra, khen thưởng và xử lý các vi phạm về hoạt động chợ.

Phân loại chợ    

Tất cả các chợ đều phải được phân loại theo tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này.

Tiêu chuẩn phân loại chợ:

a) Chợ hạng 1:

Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;

Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;

Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.

b) Chợ hạng 2:

Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.

c) Chợ hạng 3:

Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.

Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan:

a) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách và phương hướng về phát triển và quản lý hoạt động chợ.

b) Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý chợ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

c) Ban hành Nội quy chợ mẫu và các văn bản hướng dẫn về quản lý hoạt động kinh doanh chợ.

d) Quy định cụ thể và hướng dẫn chế độ báo cáo hoạt động chợ.

đ) Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ.

e) Chỉ đạo việc khen thưởng, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật và Nội quy chợ.

g) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển chợ trong từng thời kỳ và hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện.

h) Xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên phạm vi toàn quốc;

i) Hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ, ban hành các quy định cụ thể về phát triển, quản lý và khai thác chợ phù hợp với điều kiện của địa phương.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan:

a) Xem xét, tổng hợp kế hoạch đầu tư xây dựng chợ hàng năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để bố trí vốn hỗ trợ đầu tư chợ từ ngân sách trung ương theo quy định của Nghị định này; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định hiện hành;

b) Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách nhà nước và chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ theo quy định của Nghị định này.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ, ngành liên quan:

a) Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý chợ, doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ;

b) Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho việc chuyển đổi các ban quản lý chợ (đối với các loại chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư) sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ.

4. Bộ Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn chế độ đối với cán bộ, nhân viên thuộc ban quản lý chợ trong biên chế nhà nước khi chuyển sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ.

5. Bộ Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn – thiết kế các loại hình và cấp độ chợ.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan:

a) Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất, dành quỹ đất và sử dụng đất để đầu tư xây dựng chợ;

b) Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác bảo đảm vệ sinh môi trường tại chợ.

7. Bộ Y tế:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ.

8. Bộ Công an:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác phòng cháy, chữa cháy tại chợ.

9. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến trong khu vực kinh tế tập thể về pháp luật, chính sách phát triển, quản lý chợ và mô hình hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ hoạt động có hiệu quả.