pdf-tai-lieu

101 câu hỏi và đáp án ôn thi viên chức Y tế môn Kiến thức chung

Giá: 100,000

Tài liệu có định dạng file DOC (Word) bao gồm 101 câu hỏi và đáp án cùng biểu điểm về các nội dung sau:

– Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 do Quốc hội khóa XII ban hành.
– Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.
– Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới
– Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
– Thông tư số 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
– Thông tư số 40/2018/TT-BYT ngày 07/12/2018 của Bộ Y tế quy định về quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.
– Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
– Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15
– Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
– Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế.

Một số câu hỏi mô tả tài liệu:

Câu 1. Anh, chị hãy cho biết Phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm?
Đáp án:
Tại Điều 1, Luật Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, quy định:
1. Luật này quy định về:
– Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
– Kiểm dịch y tế biên giới;
– Chống dịch;
– Các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Lưu ý: Việc phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

 

Câu 2. Anh, chị hãy cho biết trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm các từ ngữ dưới đây được hiểu như như thế nào? Bệnh truyền nhiễm, Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, Trung gian truyền bệnh, Người mắc bệnh truyền nhiễm, Người mang mầm bệnh truyền nhiễm, Người tiếp xúc, Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
Đáp án:
Tại Điều 2, Luật Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, giải thích:
1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
3. Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
4. Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.
5. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.
6. Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh.
7. Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.

 

Câu 3. Anh, chị hãy cho biết Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội được quy định như thế nào?
Đáp án:
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội
Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.