word-the-cao

37 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Trồng trọt – Lâm nghiệp

Giá: 80,000

Tài liệu dài 58 trang word, gồm 37 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Trồng trọt – Lâm nghiệp

Bao gồm các tài liệu:

– Nghị định 31/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BNNPTNT ngày 20/04/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13
– Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT ngày 28/03/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
– Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
– Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Thông tư 30/2022/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
– Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 về việc Ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
– Nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón
– Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng
– Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch thực vật nội địa
– Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
– Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
– Luật Lâm nghiệp
– Nghị định 09/2006/NĐ-CP Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BNNPTNT 2024 hợp nhất Thông tư quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng

Tham khảo tài liệu:

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VIẾT THI CÔNG CHỨC

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT-LÂM NGHIỆP

 

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết đối với hành vi vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật nội địa sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật?
Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
Vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng công bố dịch là đối tượng kiểm dịch thực vật ra vùng khác.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển, bốc dỡ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ không đúng địa Điểm quy định trong Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa;
b) Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ ra các vùng trong lãnh thổ Việt Nam;
b) Vận chuyển, lưu thông vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã có kết luận bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ mà không thực hiện đúng quy định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;
c) Không chấp hành các biện pháp khoanh vùng, bao vây, tiêu diệt ổ dịch, đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ theo quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không chấp hành các biện pháp xử lý đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định, quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với việc xử lý đối tượng kiểm dịch thực vật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lây lan đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 và 5 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, 5 Điều này.

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết theo quy định tại Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13, Chính phủ và các Bộ có trách những trách nhiệm gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch:
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) b) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Tổ chức thực hiện công tác phát hiện, dự báo, cảnh báo sinh vật gây hại thực vật; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chỉ đạo phòng, chống dịch;
d) d) Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật bao gồm phân tích nguy cơ dịch hại, kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, chuyển vào kho ngoại quan (sau đây gọi chung là nhập khẩu), xuất khẩu, tạm xuất, tái xuất (sau đây gọi chung là xuất khẩu), quá cảnh, kiểm dịch sau nhập khẩu, kiểm dịch nội địa và xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
đ) Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật bao gồm đăng ký thuốc, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, bao gói, ghi nhãn, sử dụng, thu hồi, tiêu hủy, thu gom và xử lý thuốc, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
e) Quy định nội dung hướng dẫn, tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
g) Quản lý và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
h) Tổ chức điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
i) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
k) Thống kê về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
l) Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đề xuất việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
3. Các bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, có trách nhiệm sau đây:
a) Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố mất an toàn thực phẩm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông sản thực phẩm;
b) Bộ Công thương chủ trì phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đối với thuốc bảo vệ thực vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch thực vật; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
c) Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, quyết định việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn tiêu hủy thuốc, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật; phối hợp hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
đ) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định điều kiện hoàn tất thủ tục hải quan, sự phối hợp của cơ quan hải quan với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật khi xuất khẩu, nhập khẩu; quy định nội dung khai báo kiểm dịch thực vật trong nội dung khai báo của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
e) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong trường hợp bảo đảm quốc phòng và an ninh.