word-the-cao

39 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Tài chính, ngân sách, quản lý dự án đầu tư

Giá: 100,000

Tài liệu dài 71 trang word, gồm 39 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Tài chính, ngân sách, quản lý dự án đầu tư.

Bao gồm nội dung các tài liệu sau:

– Luật số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội: Luật Ngân sách nhà nước.
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Ngân sách Nhà nước.
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Ngân sách Nhà nước.
– Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
– Luật số 22/2023/QH15 của Quốc hội: Luật Đấu thầu
– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
– Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
– Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
– Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
– Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ: Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
– Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11/11/2021 của Bộ Tài chính: quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.
– Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính Phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
– Thông tư số 04/2022/TT-BTC ngày 28/01/2022 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tài chính địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện

Tham khảo tài liệu:

Câu 1. Trình bày thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách địa phương theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 năm 2015?
Trả lời:
Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 năm 2015: Thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách địa phương
1. Trên cơ sở báo cáo của Kho bạc Nhà nước, kết quả xét duyệt, thẩm định đối với quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp mình và báo cáo quyết toán ngân sách cấp dưới đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn, cơ quan tài chính ở địa phương tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Ủy ban nhân dân gửi báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đến Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp để thẩm tra; đồng thời gửi cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
3. Ủy ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết toán ngân sách địa phương để cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân.
4. Báo cáo quyết toán ngân sách của Ủy ban nhân dân và báo cáo thẩm tra của Ban của Hội đồng nhân dân được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm sau của Hội đồng nhân dân.
5. Hội đồng nhân dân cấp xã xem xét, phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, lập quyết toán ngân sách huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê chuẩn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương trước ngày 31 tháng 12 năm sau.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp xã, cấp huyện và quy định cụ thể thời hạn Ủy ban nhân dân gửi báo cáo quyết toán ngân sách đến các cơ quan quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Trong trường hợp quyết toán các cấp ngân sách ở địa phương chưa được Hội đồng nhân dân phê chuẩn thì Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Kiểm toán nhà nước đã thực hiện kiểm toán ngân sách cấp đó phải tiếp tục làm rõ những nội dung Hội đồng nhân dân yêu cầu và trình lại vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không được chậm hơn 30 ngày so với thời hạn quy định tại khoản 5 Điều này.

Câu 2. Anh chị hãy cho biết: Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 năm 2015?
Trả lời:
Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 năm 2015: Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
1. Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách.
2. Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó:
a) Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách;
b) Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia;
e) Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;
g) Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào cân đối ngân sách nhà nước, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo nghị quyết của Quốc hội.

Câu 3. Anh chị hãy cho biết: Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm, theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 năm 2015?
Trả lời:
Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 năm 2015:
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
3. Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
4. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
5. Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
6. Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
7. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
8. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm
1. Cơ quan thu các cấp ở địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan thu ở trung ương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực được giao phụ trách, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.
3. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Luật này, báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, cho ý kiến. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan theo quy định để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ; đồng thời gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát.
5. Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.
6. Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.