word-the-cao

35 Câu hỏi và đáp án thi công chức Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch nhóm ngành Lĩnh vực văn hóa

Giá: 70,000

Tài liệu dài 50 trang, gồm 35 Câu hỏi và đáp án thi công chức Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch nhóm ngành Lĩnh vực văn hóa.

Bao gồm các tài liệu sau:

– Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa

– Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động Văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
– Thông tư 05/2012/TT-BVHTTDL Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT
– Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường
– Văn bản hợp nhất số 604/VBHN-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nghị định ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
– Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/04/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan
– Luật số 46/2019/QH14 của Quốc hội: Luật thư viện
– Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh

– Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
– Nghị định số 01/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Nghị định 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi quy định về đầu tư kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Luật số 73/2006/QH11 của Quốc hội: Luật Bình đẳng giới
– Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, số 13/2022/QH15
– Nghị định số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới
– Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ: Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới

35 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI CÔNG CHỨC

SỞ VĂN HÓA – THỂ THAO VÀ DU LỊCH

  NHÓM NGÀNH LĨNH VỰC VĂN HÓA

Câu 1. Hãy nêu khái niệm di sản văn hoá; Di sản văn hóa phi vật thể; Di sản văn hóa vật thể; Di tích lịch sử – văn hóa và Danh lam thắng cảnh theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa?
Trả lời:
Theo Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa:
1. Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
3. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
3. Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Câu 2. Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì? Nêu những hành vi bị nghiêm cấm và quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với Di sản văn hóa?
Trả lời:
Theo Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích sau:
1. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội;
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra
nước ngoài;
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.

Câu 3. Theo Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa, Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể thông qua các biện pháp nào?
Trả lời:
Theo Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa, Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể thông qua các biện pháp sau:
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.
2. Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể
4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể.
5. Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể.