word-the-cao

71 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Giá: 80,000

Tài liệu dài 80 trang word, gồm 71 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Nông nghiệp và PTNN

Bao gồm các tài liệu sau:

– Nghị quyết 25/2021/QH15 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

– Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ  quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp

– Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn

– Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch thực vật nội địa

– Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ

– Nghị định 123/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

– Nghị định 116/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

– Luật Hợp tác xã năm 2012

– Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã

– Nghị định 107/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã

– Nghị định 98/2018/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

– Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025

– Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật

Tham khảo tài liệu:

CÂU HỎI TỰ LUẬN

MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH NN&PTNT

Câu 1:    Anh/chị cho biết nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới quy định như thế nào tại Nghị quyết 25/2021/QH15 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị quyết 25/2021/QH15 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025:

Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình:

a) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; ưu tiên nguồn lực cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu, xã đạt dưới 15 tiêu chí; hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng chỉ tiêu vẫn còn thấp để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững;

b) Bố trí vốn hỗ trợ các Chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình theo nguyên tắc:

– Năm 2021 tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 – 2020;

– Giai đoạn 2022 – 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới), thực hiện theo nguyên tắc:

+ Ngân sách trung ương không hỗ trợ các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi);

+ Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó: ưu tiên hỗ trợ các địa phương miền núi, Tây Nguyên, các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên;

 

Câu 2: Anh/chị cho biết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh được quy định như thế nào tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ?

Trả lời: Theo quy định tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ:

Vị trí, chức năng của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh:

– Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh) quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;

– Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh:

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Chương trình;

– Tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;

– Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh;

– Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh;

– Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo tỉnh trong việc đôn đốc tiến độ triển khai nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo và tiến độ thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh để báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh;

– Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo tỉnh và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo;

– Tổ chức công tác thông tin truyền thông về xây dựng nông thôn mới;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

c) Tổ chức Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

– Chánh Văn phòng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm, Phó Chánh Văn phòng không quá 02 người, 01 Phó Chánh văn phòng do Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn kiêm nhiệm. Tùy điều kiện thực tế, bố trí 01 Phó Chánh Văn phòng làm việc chuyên trách. Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm;

– Một số công chức thuộc Chi cục Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan làm việc chuyên trách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí trong tổng biên chế được giao; số lượng căn cứ vào đặc điểm của địa phương;

– Các công chức cấp phòng của các sở, ngành liên quan cử đến, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

 

Câu 3: Anh/chị cho biết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện được quy định như thế nào tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ?

Trả lời: Theo quy định tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ:

Vị trí, chức năng của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện:

Văn phòng nông thôn mới huyện do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế làm cơ quan thường trực, thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (gọi tắt là Ban Chỉ đạo huyện) quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện:

– Giúp Ban Chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá đồng bộ, toàn diện Chương trình trên địa bàn huyện;

– Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình về thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện;

– Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo huyện và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo;

– Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, tổng hợp, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình;

– Thực hiện công tác thông tin, truyền thông về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện;

– Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo cấp huyện trong việc đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quy định.

Tổ chức Văn phòng nông thôn mới huyện

– Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kiêm nhiệm, Phó Chánh Văn phòng do Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) kiêm nhiệm;

– Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) bố trí một số công chức chuyên trách trong tổng biên chế được giao;

– Các công chức cấp phòng của các phòng, ban liên quan cử đến, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.