Tài liệu ôn thi công chức Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) môn chuyên ngành (Vòng 2) năm 2024 gồm 165 câu hỏi tự luận và tình huống có đáp án.
Bao gồm các nội dung sau:
1. Luật Tố cáo năm 2018
2. Luật Khiếu nại năm 2011
3. Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014
4. Luật Nhà ở năm 2014
5. Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao Quy định hoạt động của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự
6. Thông tư 03/2017/TT-BTP ngày 05/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 08/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 và Thông tư 06/2021/TT-BTP ngày 14/10/2021 của Bộ Tư pháp.
7. Bộ luật dân sự năm 2015
8. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
9. Bộ luật hình sự năm 2015
10. Luật Tố tụng hành chính năm 2015
11. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
12. Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp
13. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự
14. Nghị định số 33/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự
15. Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về việc quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thỉ hành bản án, quyết định của Tòa án.
16. Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an quy định cụ thê việc phôi hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự.
17. Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân.
18. Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDSTC- VKSNDTC ngày 15/9/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước.
19. Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.
20. Thông tư số 01/2016/TT- BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.
21. Thông tư số 13/2021/TT-BTP ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định quy trình xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự.
Một số câu hỏi mô tả tài liệu:
Câu 1: Anh chị hãy trình bày hệ thống tổ chức thi hành án dân sự trong tổ chức bộ máy nhà nước?
1. Cơ sở pháp lý
Hệ thống tổ chức THADS được quy định tại Điều 13 Luật THADS; Điều 52 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định, chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS và Điều 3 Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục THADS trực thuộc Bộ Tư pháp được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 19/2023/QĐ-TTg.
2. Nội dung quy định của pháp luật về hệ thống tổ chức THADS:
* Điều 13 Luật THADS quy định
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm:
– Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:
+ Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;
+ Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
– Cơ quan thi hành án dân sự:
+ Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
+ Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
+ Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự.
* Điều 52 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự gồm:
1. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, trừ hệ thống tổ chức thi hành án trong quân đội quy định tại Điều 54 Nghị định này được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, gồm có:
a) Ở Trung ương: Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
b) Ở cấp tỉnh: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
c) Ở cấp huyện: Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự) là cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc Cục Thi hành án dân sự.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, trụ sở và tài khoản riêng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự.
* Điều 3 Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định Quyết định số 19/2023/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp
Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấn tổ chức như sau:
1. Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương:
a) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1);
b) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2);
c) Vụ Quản lý Thi hành án hành chính, thống kê và dữ liệu thi hành án (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3);
d) Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
đ) Vụ Tổ chức cán bộ;
e) Vụ Kế hoạch – Tài chính;
g) Văn phòng;
h) Tạp chí điện tử Thi hành án dân sự
Các tổ chức quy định từ Điểm a đến Điểm g Khoản 1 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Tổ chức quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này là tổ chức sự nghiệp công lập.
2. Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương:
a) Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
b) Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện) trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Tòa án Nhân dân tỉnh ABC tuyên bản án (sơ thẩm) buộc Doanh nghiệp Z phải bồi thường thiệt hại do tự ý chấm dứt Hợp đồng lao động không đúng theo thỏa thuận đã ký và quy định của pháp luật cho Ông Nam với số tiền là 87 triệu đồng, tuy nhiên Doanh nghiệp Z lại kháng cáo lại quyết định của bản án trên. Theo Anh/chị trường hợp này Ông Nam có được yêu cầu Cơ quan Thi hành án Dân sự thực hiện thi hành bản án trên không? Nêu rõ lý do.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án Dân sự được hợp nhất tại Văn bản hợp nhất số 32/VBHN-VPQH ngày 07 tháng 12 năm 2020 quy định:
“Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc;
b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”.
Trường hợp bản án của Ông Nam liên quan đến tiền lương và trả công lao đồng thuộc trường hợp quy định nêu trên , do đó Ông Nam có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án Dân sự thực hiện thi hành theo quyết định của bản án.