Học viện Ngoại giao tuyển dụng viên chức năm 2022

03/10/2022

Học viện Ngoại giao tuyển dụng 40 viên chức cho 12 vị trí việc làm theo hình thức thi tuyển. Cụ thể như sau:

1. Chỉ tiêu:

TT Vị trí việc làm Số lượng chỉ tiêu

 

Chuyên ngành Ngoại ngữ Yêu cầu theo đặc thù ngành đối ngoại  (ngoài các điều kiện dự tuyển như quy định trong điểm II.1 và II.2 dưới đây)
Trình độ ngoại ngữ (Chứng chỉ còn thời hạn theo quy định của tổ chức cấp chứng chỉ) Trình độ, chuyên ngành đào tạo
1 Giảng viên 04 Quan hệ quốc tế Tiếng Anh Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên

 

Thạc sĩ trở lên, ngành Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Chính trị học, Chính trị so sánh, Chính sách công, Châu Á học, Đông phương học, hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định.
2 Giảng viên 01 Châu Á-Thái Bình Dương học Tiếng Hàn Chứng chỉ tiếng Hàn từ TOPIK 5 trở lên

 

Thạc sĩ trở lên, ngành Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Chính trị học, Chính trị so sánh, Chính sách công, Châu Á học, Đông phương học, Hàn Quốc học, hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
3 Giảng viên 01 Châu Á-Thái Bình Dương học Tiếng Nhật  Chứng chỉ JLPT từ N2 trở lên Thạc sĩ trở lên, ngành Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Chính trị học, Chính trị so sánh, Chính sách công, Châu Á học, Đông phương học, Nhật Bản học, hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
4 Giảng viên

 

 

05 Kinh doanh quốc tế Anh

/Pháp

/Trung

/ Nhật

/Hàn

 

 

 

-Tiếng Anh: Chứng chỉ IELTS  (Academic)  từ 6.5 điểm trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên;

– Tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF B2 từ 65 điểm trở lên;

– Tiếng Trung: Chứng chỉ HSK từ cấp 5 trở lên;

– Tiếng Nhật: Chứng chỉ JLPT từ N2 trở lên;

– Tiếng Hàn: Chứng chỉ từ TOPIK 5 trở lên.

 

Thạc sĩ trở lên, ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Tài chính ngân hàng, Thương mại quốc tế, Logistics hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
 

5

 

Giảng viên 06 Truyền thông quốc tế Thạc sỹ trở lên ngành Báo chí, Truyền thông  hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
6 Giảng viên 02 Giáo dục Lý luận chính trị Thạc sĩ trở lên ngành Triết học (Mác-Lênin), Chính trị học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Lý luận chính trị,  hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
7 Giảng viên 04 Luật quốc tế Anh/

Pháp

-Tiếng Anh: Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên;

– Tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF B2 từ 65 điểm trở lên;

 

Thạc sĩ trở lên ngành Luật quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật kinh tế, hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
8 Giảng viên 06 Ngôn ngữ Anh Anh Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 7.5 điểm trở lên hoặc hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 105 điểm trở lên Thạc sĩ trở lên  ngành Ngôn ngữ Anh, Giảng dạy tiếng Anh, Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế, Chính sách công hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
9 Giảng viên

 

03 Ngôn ngữ Pháp Pháp Chứng chỉ tiếng Pháp DALF C1 từ 50 điểm trở lên Thạc sĩ trở lên, ngành Ngôn ngữ Pháp, Giảng dạy tiếng Pháp, Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế, Chính sách công hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
10 Giảng viên 02 Ngôn ngữ Nhật Nhật Chứng chỉ JLPT N1 Thạc sĩ trở lên, ngành Ngôn ngữ Nhật, Giảng dạy tiếng Nhật, Nhật Bản học, Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế, Chính sách công hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
11 Giảng viên 02 Ngôn ngữ Hàn Hàn Chứng chỉ TOPIK 6 Thạc sĩ trở lên, ngành Ngôn ngữ Hàn, Giảng dạy tiếng Hàn, Hàn Quốc học, Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế, Chính sách công hoặc các ngành phù hợp được Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và quyết định
12 Viên chức công nghệ thông tin 02 Công nghệ thông tin Anh/ Pháp/ Trung/ Đức B Không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ Thạc sỹ công nghệ thông tin hoặc kỹ sư tin học hoặc cử nhân công nghệ thông tin
02 Tin học Kỹ sư tin học hoặc cử nhân công nghệ thông tin

Lưu ý: Trong trường hợp thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ khác với các ngoại ngữ nêu trên, Hội đồng tuyển dụng của Học viện sẽ xem xét và quyết định.

II. Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Điều kiện đăng ký dự tuyển chung
(1) Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký dự tuyển (Điều 22 Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010):
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
e) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
g) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.
(2) Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
a) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2. Các điều kiện dự tuyển cụ thể:
(1) Đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị của ngành Ngoại giao;
(2) Đáp ứng tiêu chuẩn ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại, không nói ngọng, nói lắp, không có dị tật ngoại hình và có chiều cao phù hợp.
3. Yêu cầu về hồ sơ
Những thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện dự tuyển nêu trên cần nộp hồ sơ dự tuyển viên chức cho Học viện Ngoại giao trong ngày sơ tuyển, nhận hồ sơ. Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển tại 01 vị trí. Hồ sơ bao gồm:
(1) Phiếu đăng ký dự tuyển: Theo mẫu tại Phụ lục kèm theo;
(2) 02 Sơ yếu lý lịch tự thuật: Theo mẫu tại Phụ lục kèm theo;
(3) Văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm từ bậc Đại học trở lên (không yêu cầu chứng thực, công chứng, sao y). Đối với những thí sinh tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài hoặc các chương trình liên kết với nước ngoài tại Việt Nam phải bổ sung Giấy chứng nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng-Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam). Trường hợp thí sinh đã hoàn thành toàn bộ chương trình học nhưng chưa được cấp Bằng tốt nghiệp, cần phải nộp bản sao của Giấy Chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Bảng điểm;
(4) Chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu (bản sao, không yêu cầu chứng thực, công chứng, sao y);
(5) Bằng khen, giải thưởng, giấy chứng nhận thành tích (nếu có, bản sao, không yêu cầu chứng thực, công chứng, sao y);
(6) Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
(7) 04 ảnh cỡ 4x6cm;
(8) 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người nhận (thí sinh dự thi) theo đường bưu điện.
III. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng:
Theo các quy định của pháp luật có liên quan về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức được áp dụng theo quy định tại Điều 6, Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
IV. Các môn thi và hình thức thi
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung (không tính điểm)
Tổ chức thi trắc nghiệm trên giấy. Nội dung thi gồm 03 phần, cụ thể như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi: 60 phút.
Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc ngoại ngữ khác do Hội đồng tuyển dụng của Học viện Ngoại giao quyết định. Thời gian thi 30 phút. Lưu ý: Miễn phần thi ngoại ngữ tại Vòng 1 cho các thí sinh dự tuyển đáp ứng theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 9, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Lưu ý: Miễn phần thi tin học tại Vòng 1 cho các thí sinh dự tuyển đáp ứng theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 9, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Xác định thí sinh được thi tiếp Vòng 2: Nếu thí sinh trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi tại Vòng 1, thì thí sinh được thi tiếp Vòng 2.
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (tối đa 100 điểm)
– Hình thức thi: kết hợp thi viết và phỏng vấn
– Nội dung thi: kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và theo đặc thù của ngành đối ngoại, bằng cả tiếng Việt và ngôn ngữ đăng ký dự thi, gồm 2 phần cụ thể như sau:
Phần I, thi viết:
+ Thời gian thi: 180 phút (không kể thời gian chép đề).
+ Thang điểm: tối đa là 70 điểm.
Phần II, thi thực hành/phỏng vấn theo vị trí dự tuyển:
+ Thời gian thi: 30 phút (thí sinh có tối đa 15 phút chuẩn bị trước khi tham dự phỏng vấn)
+ Thang điểm: Tối đa 30 điểm.
3. Nguyên tắc xét chọn người trúng tuyển và quyết định tuyển dụng:
(1) Thí sinh tham dự đủ các phần thi, có điểm của các phần thi tại Vòng 2 đạt từ 50% thang điểm trở lên đủ điều kiện xem xét tuyển dụng;
(2) Người trúng tuyển là thí sinh đủ điều kiện xem xét tuyển dụng có kết quả thi tuyển lấy theo tổng điểm Vòng 2 (sau khi đã cộng điểm ưu tiên nếu có) theo thứ tự từ cao xuống thấp trong danh sách thí sinh đăng ký dự thi trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng (theo quy định cụ thể đối với từng vị trí tuyển dụng);
(3) Học viện Ngoại giao sẽ phối hợp với các cơ sở cấp bằng, chứng chỉ thẩm tra, xác minh tính xác thực của các bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Sau khi có thông báo kết quả, người trúng tuyển sẽ có thời hạn 20 ngày để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo các quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn cụ thể của Học viện Ngoại giao. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai, bị phát hiện sử dụng các văn bằng, chứng chỉ, các tài liệu khác không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Học viện Ngoại giao có thẩm quyền hủy kết quả trúng tuyển và đề nghị xử phạt cá nhân liên quan theo quy định
(4) Bộ Ngoại giao/Học viện Ngoại giao sẽ thực hiện thẩm tra lý lịch chính trị, lý lịch tư pháp và kiểm tra sức khoẻ cho những thí sinh trúng tuyển. Kết quả thẩm tra lý lịch chính trị, lý lịch tư pháp và kiểm tra sức khoẻ là cơ sở cuối cùng quyết định việc tuyển dụng;
(5) Học viện Ngoại giao bảo lưu quyền ra quyết định phân công công tác các thí sinh trúng tuyển về các đơn vị trong Học viện.
Lưu ý: Thí sinh không trúng tuyển không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
V. Thời gian, địa điểm và lệ phí thi tuyển:
1. Thời gian, địa điểm thi tuyển (dự kiến):
(1) Nhận hồ sơ, thu lệ phí thi và sơ tuyển: Từ 8h30-11h00 và 14h00-16h00 các ngày 01 – 02/11/2022 tại Phòng D301 Nhà D, Học viện Ngoại giao, số 69 Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
(2) Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 1: dự kiến ngày đăng thông báo 15/11 – 16/11/2022 (niêm yết tại Học viện Ngoại giao, và đăng trên trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao www.dav.edu.vn, Mục Tuyển dụng 2022).
(3) Phổ biến yêu cầu về nội dung thi tuyển và hệ thống hóa kiến thức: 21 – 22/11/2022 (tại Học viện Ngoại giao; đăng trên trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao www.dav.edu.vn, Mục Tuyển dụng 2022).
(4) Phát thẻ dự thi: 22/11/2022 (tại Học viện Ngoại giao);
(5) Thi Vòng 1: 01 – 02/12/2022 (tại Học viện Ngoại giao).
(6) Công bố kết quả Vòng 1 và danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2: Dự kiến tuần cuối tháng 12/2022 (niêm yết tại Học viện Ngoại giao, đăng trên Trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao www.dav.edu.vn, Mục Tuyển dụng 2022.
(7) Thi Vòng 2 (viết + phỏng vấn): dự kiến tuần đầu tháng 02/2023 (tại Học viện Ngoại giao).
(8) Công bố kết quả điểm thi Vòng 2: dự kiến tuần đầu tháng 03/2023.
(9) Thông báo kết quả tuyển dụng và dự kiến danh sách người trúng tuyển: dự kiến tuần cuối tháng 3/2023.
Lưu ý: Lịch thi có thể thay đổi do những nguyên nhân khách quan. Học viện Ngoại giao sẽ có thông báo cụ thể trên Trang thông tin điện tử của Học viện.
2. Lệ phí thi tuyển:
Thực hiện theo quy định của Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí dự thi nâng ngạch công chức.
(Lưu ý: Không hoàn trả lại hồ sơ và lệ phí đăng ký dự tuyển).
Học viện Ngoại giao sẽ có các thông báo cụ thể tiếp theo về các nội dung khác liên quan đến kỳ thi, đăng trên Trang thông tin điện tử, Mục “Tuyển dụng năm 2022”.
Liên hệ:
Phòng Tổ chức Cán bộ, Học viện Ngoại giao.
Địa chỉ: Số 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3835 5311 máy lẻ 1102 (trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần).
Fax: 024 38 343 543
Email: ptccb.hvng@gmail.com
Trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao www.dav.edu.vn, Mục Tuyển dụng 2022).

***** Tệp đính kèm: 

Sơ yếu lý lịch tuyển dụng

Phiếu đăng ký dự tuyển

Nguồn tin:binhnguyenvan81@gmail.com