Học viện Tài chính tuyển dụng viên chức năm 2022

14/07/2022

Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-BTC ngày 06/6/2022 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức Học viện Tài chính năm 2022. Học viện Tài chính thông báo tuyển dụng viên chức cụ thể như sau:

I. HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG: THI TUYỂN

1. Chỉ tiêu tuyển dụng: 58

Trong đó: + Vị trí giảng viên: 48 chỉ tiêu;

+ Vị trí chuyên viên, thư viện viên, bác sĩ, kỹ sư: 10 chỉ tiêu.

2. Vị trí tuyển dụng, ngành, chuyên ngành tuyển dụng

STT Vị trí tuyển dụng Chỉ tiêu Yêu cầu về ngành, chuyên ngành tuyển dụng
I Chức danh giảng viên (mã số V.07.01.03)
1. Khoa Tài chính doanh nghiệp    
  BM Định giá tài sản 02 Chuyên ngành: Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản; Tài chính doanh nghiệp; Phân tích tài chính; Kế toán doanh nghiệp; Kiểm toán
  – BM Phân tích Tài chính 02 Ngành Tài chính – Ngân hàng;

Ngành Kế toán.

– BM Tài chính doanh nghiệp 01 Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp; Phân tích tài chính
2. Khoa Tài chính quốc tế    
  – BM Quản trị Tài chính quốc tế 02 Chuyên ngành: Tài chính quốc tế; Tài chính doanh nghiệp; Ngân hàng; Hải quan và nghiệp vụ ngoại thương.
3. Khoa Ngoại Ngữ    
  – BM Tiếng anh Tài chính kế toán 02 Chuyên ngành: Tiếng Anh Tài chính – Kế toán; Tiếng Anh Thương mại; Tiếng Anh biên – phiên dịch; Sư phạm tiếng Anh.
– BM Ngoại Ngữ 01 Chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh
– BM Lý thuyết tiếng và dịch 01 Chuyên ngành: Tiếng Anh Tài chính – Kế toán; Tiếng Anh Thương mại; Tiếng Anh biên – phiên dịch; Sư phạm tiếng Anh.
4. Khoa Cơ bản    
– BM Toán 03 Ngành: Toán học; Toán tin; Chuyên ngành: Toán kinh tế; Toán Tài chính
– BM Kinh tế lượng 02 Chuyên ngành: Toán Tài chính; Toán Kinh tế; Tài chính định lượng.
5. Khoa Quản trị kinh doanh    
– BM Marketing 03 – Ngành Marketing: Marketing;  Quản trị thương hiệu; Marketing thương mại; Quản trị Marketing; Truyền thông Marketing; Digitals Marketing; Marketing quốc tế; Marketing dịch vụ.

– Ngành Quản trị kinh doanh;

– Ngành Quan hệ công chúng;

– Ngành thương mại điện tử.

– BM Quản trị kinh doanh 04 – Ngành Quản trị kinh doanh:

Quản trị doanh nghiệp; Quản trị khách sạn; Quản trị du lịch và lữ hành; Quản trị chất lượng; Quản trị kinh doanh tổng hợp; Quản trị Logistic.

– Ngành Quản trị nhân lực;

– Ngành Marketing;

– Ngành Khoa học quản lý;

– Ngành Kinh doanh quốc tế; Thương mại quốc tế; Kinh tế và thương mại quốc tế;

– Ngành Thương mại điện tử;

– Ngành Kinh doanh thời trang.

– BM Quản lý kinh tế 01 – Ngành: Khoa học quản lý; Quản lý kinh tế; Quản lý hành chính công.

– Ngành Quản lý công;

– Ngành Quản trị kinh doanh: Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị du lịch và khách sạn.

6. Khoa Kinh tế    
  – BM Kinh tế đầu tư tài chính 01 Ngành: Quản lý xây dựng
– BM Kinh tế học 01 Ngành: Kinh tế; Quản trị kinh doanh; Hệ thống thông tin kinh tế; Tài chính – Ngân hàng; Kế toán – Kiểm toán.
– BM Luật Kinh tế 05 Chuyên ngành: Kinh tế – Luật; Luật; Luật Kinh tế; Luật Kinh doanh; Luật Thương mại quốc tế; Tiếng Anh Pháp lý.
7. Khoa Hệ thống thông tin Kinh tế    
– BM Tin học cơ sở 02 – Ngành: Toán tin; Hệ thống thông tin; Hệ thống thông tin quản lý; Công nghệ thông tin;

– Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm; Khoa học máy tính; Kỹ thuật máy tính; An toàn thông tin; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.

– BM Tin học Tài chính kế toán 03 – Ngành: Hệ thống thông tin quản lý;

– Chuyên ngành: Khoa học máy tính; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Kỹ thuật phần mềm; Kỹ thuật máy tính; Hệ thống thông tin; Công nghệ kỹ thuật máy tính; Công nghệ thông tin; An toàn thông tin; Sư phạm tin học; Toán tin.

8. Khoa Kế toán
– BM Kế toán Quản trị 01 Ngành Kế toán – Kiểm toán
– BM Kế toán Tài chính 02 Ngành Kế toán – Kiểm toán
9. Khoa Lý luận chính trị
BM Kinh tế chính trị Mác-Lênin 01 Chuyên ngành: Kinh tế chính trị;  Giáo dục chính trị.
10. Khoa Tài chính công
– BM Phân tích chính sách tài chính 02 Ngành Tài chính – Ngân hàng
– BM Quản lý Tài chính công 01 Chuyên ngành: Quản lý tài chính công; Kế toán công
11. Khoa Thuế – Hải quan
– BM Thuế 02 Chuyên ngành: Thuế; Tài chính công; Hải quan; Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương; Hải quan và Logistics; Tài chính quốc tế; Tài chính doanh nghiệp; Kế toán; Kiểm toán.
– BM Nghiệp vụ Hải quan 03 Chuyên ngành: Logistics; Hải quan và Logistics; Quản lý chuỗi cung ứng; Tài chính công; Thuế; Hải quan; Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương; Tài chính quốc tế; Kinh doanh quốc tế.
II Các chức danh khác
1. Viện Đào tạo quốc tế
  – Kỹ sư công nghệ Thông tin 01 Ngành: Công nghệ thông tin; Hệ thống thông tin quản lý;
  – Chuyên viên điều phối chương trình đào tạo quốc tế (IELTS từ 6.0 trở lên) 01 Ngành: Tài chính – Ngân hàng; Kế toán – Kiểm toán.
2. Văn phòng Học viện

– Chuyên viên

01 – Chuyên ngành: Văn hóa học; Văn hóa du lịch; Văn hóa truyền thông

– Ngành: Quản trị văn phòng; Lưu trữ học (Văn thư – Lưu trữ); Quan hệ công chúng.

3. Văn phòng Đoàn thanh niên

– Chuyên viên chuyên trách công tác đoàn

01 Ngành: Kế toán – Kiểm toan; Tài chính – Ngân hàng.
4. Thư viện

– Thư viện viên

(mã số V.10.02.06)

02 Chuyên ngành: Thông tin – Thư viện; Quản lý thông tin; Thông tin học; Quản trị thông tin.
5. Ban Công tác chính trị và sinh viên

– Kỹ sư Ban điều hành chương trình đào tạo từ xa

01 Chuyên ngành: Quản trị mạng; Công nghệ thông tin; An toàn Kỹ thuật máy tính; An toàn thông tin; Điện tử viễn thông.
6. Ban Quản trị thiết bị
– Kỹ sư kỹ thuật điện 01 Chuyên ngành: Điện tử viễn thông; Điện công nghiệp và dân dụng; Điện tử và kỹ thuật máy tính.
– Kỹ sư xây dựng 01 Chuyên ngành: Xây dựng dân dụng; Kỹ thuật xây dựng tổng hợp; Công nghệ kỹ thuật xây dựng.
7. Bác sĩ – Trạm Y tế

(mã số V.08.01.03)

01 Bác sĩ đa khoa
  Tổng cộng 58  

II. ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐĂNG KÝ THI TUYỂN VIÊN CHỨC

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký thi tuyển viên chức vào Học viện Tài chính

– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

– Từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Có phiếu đăng ký dự tuyển;

– Có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;

– Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

– Có ngoại hình phù hợp với nghề giáo, không nói lắp, nói ngọng (đối với tuyển dụng vị trí giảng viên).

2. Những người sau đây không được đăng ký thi tuyển viên chức Học viện Tài chính

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

3. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Đối tượng và điểm ưu tiên gồm:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Trường hợp người dự tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên theo quy định trên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
III. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Đối với thí sinh đăng ký dự thi chức danh giảng viên
a) Điều kiện về trình độ chuyên môn
– Thí sinh có bằng tốt nghiệp Đại học loại Giỏi trở lên, đồng thời có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ có ngành/chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng quy định tại khoản 2, Mục I;
– Thí sinh học ở nước ngoài: Tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên học một trong số 500 trường đại học trên thế giới (theo danh sách đính kèm), đồng thời có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ có ngành/chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng quy định tại khoản 2, Mục I;
– Đối với thí sinh dự thi vào các Bộ môn Tin học cơ sở; Tin học Tài chính kế toán (Khoa Hệ thống thông tin kinh tế) yêu cầu: tốt nghiệp Đại học loại Khá trở lên, đồng thời có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ có ngành/chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng quy định tại khoản 2, Mục I.
b) Điều kiện về trình độ ngoại ngữ
Có khả năng sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương IELTS từ 6.0 trở lên hoặc ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
c) Điều kiện về trình độ tin học:
Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).
2. Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển các chức danh khác
a) Điều kiện về trình độ chuyên môn:
– Đối với thí sinh dự tuyển chức danh chuyên viên
Thí sinh có bằng tốt nghiệp Đại học xếp từ loại Khá trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng quy định tại khoản 2, mục I.
Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vào Văn phòng Đoàn thanh niên yêu cầu đã kinh qua công tác đoàn thanh niên; hội sinh viên.
– Đối với thí sinh dự tuyển chức danh thư viện viên, kỹ sư
Thí sinh có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng quy định tại khoản 2, mục I.
– Đối với thí sinh dự tuyển chức danh bác sĩ
Thí sinh có bằng tốt nghiệp bác sĩ trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng quy định tại khoản 2, mục I.
b) Điều kiện về trình độ ngoại ngữ:
– Đối với thí sinh dự tuyển chức danh chuyên viên:
Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Đối với thí sinh dự tuyển chức danh thư viện viên, kỹ sư, bác sĩ
Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
c) Điều kiện về trình độ tin học đối với chức danh: chuyên viên, thư viện viên, kỹ sư (kỹ thuật điện, xây dựng), bác sĩ:
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

IV. HỒ SƠ, LỆ PHÍ VÀ THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển viên chức
Những người có đủ điều kiện nếu đăng ký thi tuyển viên chức phải nộp hồ sơ dự tuyển viên chức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Học viện Tài chính, mỗi bộ Hồ sơ gồm các tài liệu cụ thể sau:
(1) Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu đính kèm. Tại Phiếu đăng ký dự tuyển, người dự tuyển có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải ký tên từng trang của Phiếu đăng ký; phải cam kết những thông tin đã khai trên phiếu là đúng sự thật, trường hợp khai sai thì huỷ kết quả tuyển dụng và người dự tuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
(2) Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (bản photo, không yêu cầu chứng thực, công chứng, sao y).
Đối với thí sinh tốt nghiệp đại học, sau đại học nước ngoài, khi nộp hồ sơ dự tuyển cần nộp bản photo văn bằng và bảng điểm học tập (tất cả kèm bản dịch sang Tiếng Việt), đồng thời phải nộp Bản công nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định;
Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học về chuyên ngành ngoại ngữ; tốt nghiệp đại học/sau đại học học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
(3) Đối với người dự tuyển là đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng thì nộp thêm các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên theo quy định về ưu tiên trong tuyển dụng.
– Giấy tờ các loại có xác nhận là anh hùng Lực lượng vũ trang; Anh hùng Lao động; Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ; Thẻ (thương binh, bệnh binh…); Quyết định được hưởng chính sách là thương binh; Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hoá học.
– Giấy xác nhận được hưởng chế độ ưu đãi do Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện trở lên xác nhận.
– Quyết định xuất ngũ hoặc các giấy tờ xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân; giấy tờ xác nhận đã tốt nghiệp các khóa đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị.
– Giấy khai sinh ghi rõ dân tộc thiểu số. Trong trường hợp giấy khai sinh không ghi rõ thành phần dân tộc, nộp bổ sung sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân của thí sinh đăng ký dự tuyển (áp dụng theo Công văn số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc xác nhận thành phần dân tộc).
– Hồ sơ, giấy tờ xác nhận khác (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ ưu tiên nêu trên phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm hết hạn nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển. Nếu cấp sau thời điểm hết hạn nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển thì không được cộng điểm ưu tiên theo quy định.
(4) 02 ảnh 4×6 chụp trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; 02 phong bì có dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận (Sau ảnh, người dự tuyển ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh);
Lưu ý: Người dự tuyển phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ đăng ký dự tuyển.
2. Lệ phí dự tuyển
500.000 đồng/ hồ sơ
Yêu cầu:
– Thí sinh khi nộp lệ phí dự tuyển ghi rõ: Họ tên, ngày tháng năm sinh (VD: Nguyễn Văn A; 25.07.1998 nộp lệ phí dự tuyển viên chức)
– Lệ phí dự tuyển chuyển vào tài khoản: Học viện Tài chính, Số tài khoản: 2066 366 366 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Chi nhánh Thăng Long, Hà Nội.
3. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ dự tuyển
Học viện Tài chính nhận hồ sơ của thí sinh đủ điều kiện tham gia dự tuyển kể từ ngày 15/7/2022 đến 17h ngày 15/8/2022 (tính theo dấu bưu điện đối với thí sinh gửi hồ sơ qua đường bưu điện).
Địa chỉ nhận hồ sơ: Ban Tổ chức cán bộ (Phòng 309), Học viện Tài chính, 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 0243.219.1983 (liên hệ trong giờ hành chính).
4. Thời gian triển khai: Học viện Tài chính dự kiến tổ chức thi tuyển viên chức vào ngày 27/8 và 28/8 năm 2022 tại Trụ sở chính của Học viện Tài chính, số 58, Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Thí sinh có trách nhiệm theo dõi danh sách đủ điều kiện dự thi tuyển viên chức và các thông tin khác (nếu có) vào ngày 22/8/2022 (dự kiến) trên website của Học viện Tài chính.
5. Hồ sơ trúng tuyển
Sau khi trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định. Bao gồm các thành phần hồ sơ sau:
a) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp tối đa là 30 ngày trước ngày hoàn thiện hồ sơ;
b) Bản sao công chứng Giấy khai sinh;
c) Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có). Đồng thời người trúng tuyển phải đem đầy đủ hồ sơ gốc để đối chiếu;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp.

V. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN THI TUYỂN VÀ XÁC ĐỊNH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN
1. Nội dung, hình thức, thời gian thi tuyển:
Học viện Tài chính tổ chức thi tuyển viên chức theo 02 vòng.
a) Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung
– Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính và thông báo kết quả ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài. Không thực hiện phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1.
– Nội dung, thời gian thi:
+ Phần I – Kiến thức chung (60 phút): gồm 60 câu hỏi thuộc 04 lĩnh vực: hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; Luật viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức; Luật Giáo dục đại học; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Tài chính (sử dụng ngân hàng đề thi chung cho tất cả các vị trí dự tuyển);
+ Phần II – Ngoại ngữ – Tiếng Anh (30 phút): gồm 30 câu hỏi, thi theo yêu cầu trình độ ngoại ngữ của vị trí dự tuyển, cụ thể:
(1) Đối với chức danh giảng viên và chức danh chuyên viên điều phối chương trình đào tạo quốc tế: Thi ngoại ngữ ở trình độ tương đương IELTS từ 6.0 trở lên hoặc ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(2) Đối với chức danh chuyên viên: Thi ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(3) Đối với chức danh thư viện viên, kỹ sư, bác sĩ: Thi ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Miễn thi Ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
+ Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển học tập ở nước ngoài hoặc học tiếng ngoài ở Việt Nam đã được Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng.
Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì thí sinh được thi tiếp vòng 2.
b) Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
– Đối với vị trí giảng viên: Thi thực hành giảng dạy theo yêu cầu của vị trí dự tuyển; thời gian 50 phút;
– Đối với vị trí khác (chuyên viên, thư viện viên, kỹ sư, bác sĩ): Phỏng vấn về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí dự tuyển; thời gian 30 phút (trước khi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị).
Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn, thực hành giảng dạy.
2. Xác định thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
– Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức Học viện Tài chính năm 2022 phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có kết quả điểm tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
+ Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
– Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm bằng nhau (kể cả cộng điểm ưu tiên – nếu có) ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả thi tuyển (không kể điểm ưu tiên) cao hơn là người trúng tuyển;
– Trường hợp xét theo quy định nêu trên vẫn chưa xác định được thí sinh trúng tuyển thì ưu tiên những thí sinh:
+ Có chứng chỉ CFA đăng ký dự tuyển vào Bộ môn Phân tích Tài chính thuộc khoa Tài chính doanh nghiệp;
+ Có chứng chỉ ACCA đăng ký dự tuyển vào Bộ môn: Kế toán Tài chính; Kế toán Quản trị thuộc Khoa Kế toán.
+ Học ở nước ngoài (có bằng Đại học hoặc bằng Thạc sĩ hoặc bằng Tiến sĩ); thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên đăng ký dự tuyển vào các Bộ môn: Nghiệp vụ Hải quan (thuộc Khoa Thuế – Hải quan); Tài chính quốc tế (thuộc Khoa Tài chính quốc tế); Phân tích Tài chính (thuộc Khoa Tài chính doanh nghiệp); Kế toán Quản trị; Kế toán Tài chính (thuộc Khoa Kế toán).
+ Các trường hợp khác, giao Chủ tịch Hội đồng thi tuyển báo cáo Giám đốc Học viện Tài chính xem xét, quyết định thí sinh trúng tuyển.
Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ tuyển dụng lần sau.

***** Tài liệu đính kèm:

Phiếu đăng ký dự tuyển

World University Rankings 2021-2022

Nguồn tin: hvtc.edu.vn