Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng tuyển dụng viên chức năm 2020

07/03/2020

CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Luật Viên chức ngày 15/11/2010;

Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức;

Căn cứ Quyết định 28/2019/QĐ-UBND ngày 31/5/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng, về việc ban hành Quy định Phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ Quyết định số 1748/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT;

Căn cứ Quyết định số 2771/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh danh mục khung vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng;

Theo đề nghị của: Chi cục Trồng trọt và BVTV; Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Giống và vật tư nông nghiệp:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Xét tuyển dụng viên chức theo số lượng người làm việc được giao, đảm bảo nguồn nhân lực, đảm bảo tiêu chuẩn, chức danh vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị: Chi cục Trồng trọt và BVTV; Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Giống và vật tư nông nghiệp

2. Yêu cầu:

Công tác xét tuyển viên chức phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, dân chủ, công khai và đúng quy định hiện hành của nhà nước.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hình thức, phạm vi, nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển dụng:

1.1. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển.

1.2. Phạm vi tuyển dụng:

Tuyển dụng viên chức cho Chi cục Trồng trọt và BVTV; Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Giống và vật tư nông nghiệp theo số lượng người làm việc được giao.

1.2.1. Chi cục Trồng trọt và BVTV

– Biên chế hành chính được giao: 13

– Số đã tuyển dụng: 11

– Số người làm việc còn lại để tuyển: 02

– Nhu cầu tuyển dụng: 02 chỉ tiêu

– Phạm vi về chức danh nghề nghiệp: Bảo vệ viên bảo vệ thực vật (hạng III) -V.03.01.02

1.2.2. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản

– Biên chế hành chính được giao: 19

– Số đã tuyển dụng: 16

– Số người làm việc còn lại để tuyển: 04

– Nhu cầu tuyển dụng: 03 chỉ tiêu

– Phạm vi về chức danh nghề nghiệp:

– Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật (hạng IV) – V.03.04.12: 02 chỉ tiêu.

– Chẩn đoán bệnh động vật (hạng III) – V.03.04.11: 01 chỉ tiêu.

1.2.3. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

– Biên chế hành chính được giao: 06

– Số đã tuyển dụng: 04

– Số người làm việc còn lại để tuyển: 02

– Nhu cầu tuyển dụng: 02 chỉ tiêu

– Phạm vi về chức danh nghề nghiệp:

Kỹ thuật viên (hạng IV) – V.05.02.08: 01 chỉ tiêu;

Kỹ sư (hạng III) – V.05.02.07 : 01 chỉ tiêu.

1.2.4. Trung tâm Khuyến nông

– Biên chế hành chính được giao: 25

– Số đã tuyển dụng: 20

– Số người làm việc còn lại để tuyển: 05.

– Nhu cầu tuyển dụng: 04 chỉ tiêu.

– Phạm vi chức danh nghề nghiệp:

– Chuyên viên – 01003: 01 chỉ tiêu;

– Kỹ sư (hạng III) – V.05.02.07 : 03 chỉ tiêu.

1.2.5. Trung tâm Giống và vật tư nông nghiệp

– Biên chế hành chính được giao: 30

– Số đã tuyển dụng: 23

– Số người làm việc còn lại để tuyển: 07.

– Nhu cầu tuyển dụng: 06 chỉ tiêu.

– Phạm vi chức danh nghề nghiệp:

– Kỹ sư (hạng III) – V.05.02.07: 02 chỉ tiêu.

– Chuyên viên – 01003: 04 chỉ tiêu.

(Chi tiết theo biểu đính kèm)

2. Đối tượng, điều kiện, thủ tục hồ sơ và phí dự tuyển:

2.1. Đối tượng, điều kiện đăng ký dự tuyển:

– Là công dân Việt Nam;

– Đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày đăng ký dự tuyển); – Có đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu quy định);

– Có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng tốt nghiệp phù hợp với chức danh nghề nghiệp và chuyên ngành dự tuyển;

– Có các chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của vị trí dự tuyển;

– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

– Đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

2.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:

– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

2.3. Hồ sơ dự tuyển:

– Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức (theo mẫu);

– Ghi chú: Khi nộp phiếu đăng ký dự tuyển yêu cầu thí sinh đem theo bản chính các văn bằng – chứng chỉ + ưu tiên kèm theo để kiểm tra.

2.4. Phí xét tuyển:

Thực hiện theo Thông tư 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. Mức thu phí xét tuyển là 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng)/01 hồ sơ dự tuyển.

3. Tài liệu: Gồm 2 phần:

– Phần 1: Kiến thức chung: Bao gồm Luật Viên chức, Nghị định 27/2012/NĐ – CP, Nghị định 29/2012/ND – CP, Thông tư số 15/2012/TT – BNV.

– Phần 2: Chuyên ngành: Bao bồm các văn bản chuyên môn, chuyên ngành theo yêu cầu của từng vị trí tuyển dụng.

4. Hình thức, nội dung, thời gian và cách xác định người trúng tuyển:

4.1. Nội dung và hình thức xét tuyển: Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:

– Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.

– Vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển, tổng điểm được tính theo thang điểm 100, cụ thể:

Kiến thức chung: gồm 02 câu (mỗi câu 25 điểm); Nội dung kiểm tra về Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn; các kỹ thuật liên quan đến soạn thảo văn bản.

Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ (chuyên ngành): gồm 02 câu hỏi (mỗi câu 25 điểm); Nội dung kiểm tra thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và Thủy sản; Trồng trọt và BVTV; Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Khuyến nông; Giống và Vật tư nông nghiệp.

– Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.

4.2. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức

– Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:

Có kết quả điểm phỏng vấn đạt từ 50 điểm trở lên;

Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

– Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn và cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển.

– Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng viên chức:

Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2;

Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2;

Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2.

4.3. Thời gian, địa điểm xét tuyển:

– Thời gian: Dự kiến từ tháng 3 đến tháng 5/2020;

– Địa điểm: Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng (Tầng 4, Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng số 36 Trần Phú, phường 4, TP Đà Lạt).

5. Về thành lập Hội đồng xét tuyển:

5.1. Thành phần Hội đồng gồm 7 thành viên:

– Đại diện Lãnh đạo Sở: Chủ tịch Hội đồng;

– Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV: Thành viên;

– Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản: Thành viên;

– Chi cục trưởng Chi cục Quản ly chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: Thành viên;

– Giám đốc Trung tâm Khuyến nông: Thành viên;

– Giám đốc Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp: Thành viên;

– Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở: Thành kiên kiêm Thư ký

5.2. Nhiệm vụ của Hội đồng:

Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường hợp có số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban kiểm tra sát hạch để thực hiện phỏng vấn tại vòng 2;

– Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;

– Tổ chức chấm điểm phỏng vấn; kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển khi xét tuyển;

– Chậm nhất là 10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức kết quả xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả xét tuyển;

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức xét tuyển.

Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành công tác xét tuyển.

6. Quy trình tổ chức xét tuyển.

Theo quy chế tổ chức xét tuyển công chức, viên chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ:

6.1. Chuẩn bị tổ chức xét tuyển:

– Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1, phải gửi thông báo triệu tập thí sinh dự phỏng vấn, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập (nếu có) và địa điểm tổ chức phỏng vấn cho các thí sinh có đủ điều kiện dự xét tuyển;

– Trước ngày tổ chức phỏng vấn 01 ngày, Hội đồng xét tuyển niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng để phỏng vấn; sơ đồ vị trí các phòng để phỏng vấn; nội quy, quy chế xét tuyển tại địa điểm tổ chức phỏng vấn;

– Trước ngày tổ chức xét tuyển ít nhất 01 ngày, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ xét tuyển gồm:

Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức xét tuyển: Danh sách thí sinh để gọi vào phỏng vấn, thực hành; danh sách để thí sinh ký xác nhận sau khi phỏng vấn; mẫu biên bản giao, nhận đề phỏng vấn; mẫu biên bản mở đề phỏng vấn; mẫu biên bản bàn giao kết quả phỏng vấn; mẫu biên bản xử lý vi phạm quy chế, nội quy kỳ xét tuyển; mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của thí sinh vi phạm quy chế, nội quy kỳ xét tuyển và mẫu biên bản khác có liên quan.

Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng xét tuyển; Ban kiểm tra sát hạch; bộ phận phục vụ kỳ xét tuyển. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng xét tuyển, Trưởng ban kiểm tra sát hạch in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác chỉ in chức danh.

6.2. Tổ chức phỏng vấn:

– Thời gian chuẩn bị và trả lời câu hỏi phỏng vấn của mỗi thí sinh không quá 30 phút;

– Khi chấm điểm phỏng vấn, các thành viên chấm độc lập trên phiếu chấm điểm đối với từng thí sinh. Điểm phỏng vấn là điểm trung bình cộng của các thành viên tham gia chấm phỏng vấn. Trường hợp các thành viên chấm phỏng vấn chấm điểm chênh lệch nhau từ 5 điểm trở lên đến dưới 10 điểm thì Trưởng ban kiểm tra sát hạch trao đổi lại với các thành viên tham gia chấm phỏng vấn, sau đó quyết định điểm phỏng vấn. Trường hợp các thành viên chấm phỏng vấn chấm điểm chênh lệch nhau từ 10 điểm trở lên thì Trưởng ban kiểm tra sát hạch báo cáo để Chủ tịch Hội đồng tổ chức đối thoại giữa các thành viên tham gia chấm phỏng vấn, sau đó quyết định điểm phỏng vấn.

6.3. Tổng hợp, bàn giao kết quả phỏng vấn:

– Kết quả chấm phỏng vấn phải được tổng hợp vào bảng kết quả chung có chữ ký của các thành viên chấm phỏng vấn và của Trưởng ban kiểm tra sát hạch;

– Sau khi tổ chức phỏng vấn, Trưởng ban kiểm tra sát hạch bàn giao kết quả phỏng vấn của các thí sinh dự xét tuyển cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển;

– Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển có trách nhiệm tổng hợp chung kết quả xét tuyển của các thí sinh và báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét tuyển;

– Chủ tịch Hội đồng xét tuyển báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức công nhận kết quả xét tuyển.

6.4. Việc bàn giao kết quả phỏng vấn phải lập thành biên bản có sự chứng kiến của thành viên Ban giám sát và của đại diện cơ quan công an (nếu được mời tham gia).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Sau khi kế hoạch được Giám đốc phê duyệt các phòng và đơn vị liên quan tiến hành các bước sau:

1. Phòng Tổ chức cán bộ:

Tham mưu Lãnh đạo thành lập Hội đồng và là cơ quan thường trực của Hội đồng kiểm tra, sát hạch, giúp Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch tuyển dụng viên chức:

– Tham mưu và thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển; thời gian và địa điểm xét tuyển;

– Tổng hợp danh sách của những người đủ tiêu chuẩn được xét tuyển;

– Chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Hội đồng; xây dựng tài liệu phục vụ phỏng vấn, kiểm tra, sát hạch; tổng hợp, dự thảo các văn bản của Hội đồng kiểm tra, sát hạch;

– Phối hợp với Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức việc xét tuyển;

– Thông báo kết quả xét tuyển; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Giám đốc Sở phê chuẩn kết quả xét tuyển.

2. Văn phòng Sở; Chi cục Trồng trọt và BVTV; Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp:

Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tuyển dụng viên chức;

Niêm yết công khai và đăng tải các nội dung tuyển dụng viên chức đối với đơn vị mình trên trang thông tin điện tử, báo, đài theo quy định./.

*****Phụ lục chi tiết như sau (bấm vào để xem ảnh cỡ lớn):

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng tuyển dụng viên chức năm 2020

Nguồn tin: w3.lamdong.gov.vn