Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tuyển dụng viên chức năm 2024

19/03/2024

Căn cứ Quyết định số 3768/QĐ-ĐHQGHN ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc ban hành Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, người lao động trong Đại học Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ Hướng dẫn số 588/ĐHQGH-TCCB ngày 5 tháng 3 năm 2021 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện một số điểm mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ Kết luận liên tịch số 540-KLLT/ĐU tại cuộc họp Đảng ủy và BGH ngày 20 tháng 12 năm 2023;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-HĐTĐHKT của Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN ngày 22 tháng 12 năm 2023 về việc thông qua chủ trương tổ chức tuyển dụng viên chức năm 2024;
Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 cụ thể như sau:

I. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên và trong độ tuổi lao động theo quy định;
– Có phiếu đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác không trái với quy định pháp luật theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
II. Vị trí, số lượng và tiêu chuẩn tuyển dụng viên chức
1. Số lượng, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và kinh nghiệm công tác của vị trí việc làm cần tuyển dụng:

TT Vị trí Số lượng Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và kinh nghiệm liên quan
I Vị trí giảng viên 46
1. Giảng viên bộ môn Kinh tế Chính trị, Khoa Kinh tế Chính trị 02 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế, Kinh tế học, Kinh tế Y tế, Kinh tế Báo chí Truyền thông, Kinh tế chính trị hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

2. Giảng viên bộ môn Quản lý kinh tế, Khoa Kinh tế Chính trị 03 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế, Kinh tế học, Kinh tế Y tế, Kinh tế Báo chí Truyền thông, Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

3. Giảng viên bộ môn Kinh tế về các vấn đề xã hội, Khoa Kinh tế Chính trị 01 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế, Kinh tế học, Kinh tế Y tế, Kinh tế Báo chí Truyền thông, Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

4. Giảng viên bộ môn Lịch sử tư tưởng kinh tế và lịch sử kinh tế, Khoa Kinh tế Chính trị 01 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế, Kinh tế học, Kinh tế Y tế, Kinh tế Báo chí Truyền thông, Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

5. Giảng viên bộ môn Kinh tế học, Khoa Kinh tế Phát triển 02 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế, Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Nghiên cứu phát triển, Kinh tế giáo dục, Kinh tế hành vi, Kinh tế chính trị hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

6. Giảng viên bộ môn Chính sách Công, Khoa Kinh tế Phát triển 02 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Chính sách công, Kinh tế phát triển, Quản lý Công, Kinh tế học, Nghiên cứu phát triển hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

7. Giảng viên bộ môn Kinh tế Môi trường và Phát triển bền vững, Khoa Kinh tế Phát triển 01 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kinh tế môi trường, Kinh tế nông nghiệp, Phát triển bền vững hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

8. Giảng viên bộ môn Kinh tế tài nguyên và Bất động sản, Khoa Kinh tế Phát triển 03 –   Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên, Kinh tế Bất động sản, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kinh tế nông nghiệp hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

9. Giảng viên bộ môn Toán kinh tế và Khoa học dữ liệu, Khoa Kinh tế Phát triển 02 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Toán kinh tế, Toán ứng dụng, Thống kê kinh tế, Thống kê kinh doanh, Toán cơ hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

10. Giảng viên bộ môn Thống kê và Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Khoa Kinh tế Phát triển 01 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Toán ứng dụng, Thống kê kinh tế, Thống kê kinh doanh, Toán cơ hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

11. Giảng viên bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế 03 –   Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế và Kinh doanh quốc tế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

12. Giảng viên bộ môn Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế 02 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

13. Giảng viên bộ môn Tài chính quốc tế, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế 01 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kinh tế, Tài chính quốc tê, kinh tế quốc tế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

14. Giảng viên bộ môn Đầu tư tài chính, Khoa Tài chính – Ngân hàng 02 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Bảo hiểm, Hải quan, Định giá, Phân tích chính sách tài chính, Đầu tư tài chính, Kinh tế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

15. Giảng viên bộ môn Ngân hàng, Khoa Tài chính – Ngân hàng 04 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Quản trị Ngân hàng, Ngân hàng thương mại hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

16. Giảng viên bộ môn Tài chính công, Khoa Tài chính – Ngân hàng 01 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Tài chính công, Quản lý Tài chính công, Thuế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

17. Giảng viên bộ môn Tài chính doanh nghiệp, Khoa Tài chính – Ngân hàng 02 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Bảo hiểm, Hải quan, Định giá, Phân tích chính sách tài chính, Đầu tư tài chính, Kinh tế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

18. Giảng viên bộ môn Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán 02 –   Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, Phân tích kinh doanh hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, phân tích kinh doanh.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

19. Giảng viên bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán 01 –   Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, Phân tích kinh doanh hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, phân tích kinh doanh.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

20. Giảng viên bộ môn Quản trị nguồn nhân lực, Viện Quản trị Kinh doanh 02 –  Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị nguồn lực hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

21. Giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị Kinh doanh 02 –   Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

22. Giảng viên bộ môn Quản trị chiến lược, Viện Quản trị Kinh doanh 02 –   Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

23. Giảng viên bộ môn Marketing, Viện Quản trị Kinh doanh 01 –   Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

24. Giảng viên bộ môn Quản trị công nghệ, Viện Quản trị Kinh doanh 03 –   Có học vị Tiến sĩ ngành/chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học.

II Vị trí chuyên viên 5
1. Chuyên viên Cơ sở vật chất, Phòng Hành chính – Tổng hợp 01 –  Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Xây dựng, kiến trúc, quy hoạch vùng và đô thị, kiến trúc cảnh quan, công nghệ thông tin, hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có 3 năm kinh nghiệm trở lên về công tác cơ sở vật chất, quản lý dự án trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Kế toán viên Phòng Kế hoạch – Tài chính 01 –  Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp. Ưu tiên có chứng chỉ kế toán trưởng. Có chứng chỉ nghiệp vụ theo quy định

–   Có 3 năm kinh nghiệm trở lên về công tác kế toán, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Chuyên viên phụ trách Hợp tác phát triển, Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển 01 –   Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về kinh tế, ngoại giao, ngoại ngữ hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có 3 năm kinh nghiệm trở lên về công tác vị trí hợp tác quốc tế, truyền thông trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Chuyên viên phụ trách công tác tổ chức Đảng ủy, bảo hiểm, thống kê, Phòng Tổ chức Nhân sự 01 –  Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh, thống kê kinh tế hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–   Có 3 năm kinh nghiệm trở lên về công tác về quản trị nguồn nhân lực, tổ chức, bộ máy, nhân sự tại các đơn vị công lập và dân lập.

5. Chuyên viên phụ trách công tác kiểm định, hành chính, Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục 01 –  Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành giáo dục học, quản lý giáo dục, đo lường và đánh giá trong giáo dục, kinh tế, hoặc các ngành/chuyên ngành khác phù hợp.

–  Có 3 năm kinh nghiệm trở lên về công tác kiểm định, hành chính tại các đơn vị công lập và dân lập.

2. Tiêu chuẩn về ngoại ngữ, trình độ tin học và các tiêu chuẩn khác:

TT Tiêu chuẩn Yêu cầu ứng tuyển đối với chức danh nghề nghiệp
1. Tiêu chuẩn về ngoại ngữ và tin học Trình độ ngoại ngữ:

+ Đối với chức danh nghề nghiệp giảng viên có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B2 theo khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương;

+ Đối với chức danh nghề nghiệp chuyên viên, kế toán viên, có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương.

+ Trường hợp ứng viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức1 về miễn phần thi ngoại ngữ thì được sử dụng thay thế

chứng chỉ theo yêu cầu.

– Trình độ tin học: Có Chứng chỉ tin học theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và

Truyền thông hoặc tương đương trở lên.

2. Yêu cầu khác về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp –  Đối với chức danh nghề nghiệp giảng viên:

+ Có khả năng NCKH: là tác giả duy nhất hoặc đứng tên đầu bài viết (đối với các tạp chí không sắp xếp tên tác giả theo thứ tự ABC) được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có mã số chuẩn ISSN hoặc chương sách giáo trình hoặc chuyên khảo được xuất bản bởi nhà xuất bản có mã số chuẩn ISBN. Cam kết có bài báo khoa học đăng trên kỷ yếu hội nghị hoặc hội thảo quốc tế của nhà xuất bản nước ngoài có mã số chuẩn quốc tế ISBN hoặc tương đương trở lên trước khi kết thúc hợp đồng làm việc lần đầu.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học. Đối với ứng viên chưa có chứng chỉ nếu trúng tuyển sẽ được cử tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

–     Đối với chức danh nghề nghiệp chuyên viên: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương. Đối với ứng viên chưa có chứng chỉ nếu trúng tuyển sẽ được cử tham gia khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp viên chức trước khi bổ nhiệm chức danh nghề

nghiệp.

3. Kỹ năng Kỹ năng nghiên cứu, xâu chuỗi các vấn đề nghiên cứu, khả năng làm việc

nhóm và độc lập.

4. Phẩm chất Nhiệt tình, trung thực, trách nhiệm, tỉ mỉ, cẩn thận, chịu được áp lực công

việc.

5. Ngoại hình/sức

khoẻ

Có đủ sức khỏe
6. Khác Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.

III. Thời hạn và địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển

“Miễn phần thi ngoại ngữ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với các trường hợp sau:
a) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
b) Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
c) Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
d) Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.”.

1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
– Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 Phụ lục Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ.
– Sơ yếu lý lịch (dán ảnh cỡ 4×6) có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan nơi công tác trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
– Bản sao có công chứng các văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ có liên quan đến chuyên môn cần tuyển. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải nộp bản công chứng Giấy công nhận văn bằng của Bộ GD&ĐT, bản công chứng dịch thuật văn bằng và bảng điểm.
– Bản sao công chứng các giấy tờ thuộc đối tượng ưu tiên theo Điều 6 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ (nếu có).
– Bản sao các giấy tờ xác nhận thâm niên công tác (nếu có) theo yêu cầu của vị trí đăng ký dự tuyển (quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động…) và sổ bảo hiểm được cơ quan có thẩm quyền chứng thực (nếu có) hoặc ảnh chụp quá trình tham gia bảo hiểm trên Cổng thông tin của cơ quan BHXH (nếu có);
– Lý lịch khoa học có ghi rõ mã ISSN tạp chí đối với các bài báo được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành; mã ISBN của nhà xuất bản đối với chương sách giáo trình hoặc chuyên khảo được xuất bản, có xác nhận của cơ quan đang công tác (đối với ứng tuyển vị trí giảng viên);
– 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của người nhận và 02 ảnh 4×6 (ảnh được chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
Lưu ý: Mỗi thí sinh chỉ đăng ký 1 (một) vị trí việc làm cần tuyển dụng. Thi sính phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp sau khi có kết quả tuyển dụng, Trường Đại học Kinh tế phát hiện người sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì Trường sẽ ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển. Hồ sơ đã nhận không trả lại.
2. Thời gian, địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển:
– Thời gian: Từ ngày 15/03/2024 đến hết ngày 14/04/2024 (giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần)
– Địa điểm: Phòng Tổ chức Nhân sự, Trường Đại học Kinh tế, Phòng 504, nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Điện thoại liên hệ: 0243.3754.155 (máy lẻ 502).
3. Lệ phí dự tuyển viên chức:
Thực hiện theo tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức: 500.000 đồng/01 thí sinh/lần (Năm trăm nghìn đồng).
IV. Hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm tuyển dụng
1. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển
2. Nội dung xét tuyển:
2.1. Vòng 1: Kiểm tra Phiếu đăng ký và hồ sơ của người dự tuyển theo các yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng. Nếu phù hợp và đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
2.2. Vòng 2:
– Phỏng vấn hoặc thực hành để kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
– Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
– Nội dung phỏng vấn hoặc thực hành:
+ Kiến thức chung: Luật Viên chức, Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các quy định có liên quan và các hiểu biết về Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
+ Kiến thức chuyên môn: đánh giá giảng thử về môn học thuộc bộ môn tuyển dụng hoặc phỏng vấn về chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm cần tuyển.
– Thời gian: Thời gian phỏng vấn 30 phút; thời gian thực hành 45 phút.
3. Thời gian xét tuyển: Sẽ được thông báo trên Website: http://ueb.edu.vn/
4. Địa điểm xét tuyển: Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

*****Tài liệu đính kèm:

–  Phiếu đăng ký dự tuyển theo 

Sơ yếu lý lịch

Lý lịch khoa học

Nguồn tin: ueb.edu.vn