Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển dụng viên chức năm 2023
06/04/2023
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ Nội vụ về ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Căn cứ Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập;
Căn cứ Công văn số 1330/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giao số lượng người làm việc và hợp đồng lao động của Trường ĐHSP Hà Nội 2;
Căn cứ Nghị quyết số 66-NQ/HĐT ngày 06/3/2023 của Hội đồng trường Trường ĐHSP Hà Nội 2 về việc phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng viên chức năm 2023;
Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/HĐT ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng trường Trường ĐHSP Hà Nội 2 ban hành Đề án Vị trí việc làm;
Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2023, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm bổ sung viên chức làm việc tại các đơn vị bảo đảm chất lượng, đúng chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và chỉ tiêu biên chế được giao năm 2022.
2. Nguyên tắc
a) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ và đúng pháp luật.
b) Bảo đảm tính cạnh tranh.
c) Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
II. NHU CẦU, ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Nhu cầu tuyển dụng: Tổng chỉ tiêu tuyển dụng viên chức là 22 người (20 giảng viên/trợ giảng, 01 kỹ thuật viên, 01 chuyên viên).
2. Phương thức tuyển dụng: Việc tuyển dụng được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển đối với vị trí việc làm là giảng viên, xét tuyển đối với vị trí việc làm là chuyên viên/kỹ thuật viên.
3. Điều kiện đăng ký dự tuyển
3.1 Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
3.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Trường hợp đã được tuyển dụng nếu phát hiện thấy vi phạm một trong các quy định nêu trên sẽ bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.
3.3.1 Tiếp nhận vào làm viên chức: Nhà trường xem xét tiếp nhận vào làm viên chức các trường hợp sau:
a) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các đối tượng quy định tại khoản này), gồm:
– Người đang là cán bộ, công chức cấp xã;
– Người đang ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật;
– Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
– Người đang làm việc tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
– Người đang làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
b) Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Quy trình xem xét tiếp nhận vào viên chức, hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận thực hiện theo khoản 2, khoản 3, Điều 13, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
3.3.2 Trường hợp thông thường đối với ứng viên vị trí việc làm là giảng viên
Có chứng chỉ tiếng ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do một trong các đơn vị được Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép), hoặc tương đương cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển (bậc 5 đối với ứng viên tuyển dụng vào vị trí giảng viên ngoại ngữ); Có chứng chỉ công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngoài ra, ứng viên tham gia tham gia dự tuyển phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học;
– Có học vị tiến sĩ hoặc thạc sĩ đúng ngành/chuyên ngành tuyển dụng; ứng viên có học vị thạc sĩ phải đáp ứng các điều kiện: Điểm trung bình chung quy đổi các môn học ở bậc đào tạo thạc sĩ đạt từ 7,5 (tính theo thang điểm 10) trở lên; Không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên ngành đạt dưới 7,0 điểm (tính theo thang điểm 10) hoặc 2,5 trở lên (tính theo thang điểm 4);
– Tốt nghiệp đại học chính quy từ loại khá trở lên.
3.3.3 Trường hợp thông thường đối với ứng viên vị trí việc làm là trợ giảng
Có chứng chỉ tiếng ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do một trong các đơn vị được Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép), hoặc tương đương cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển (bậc 5 đối với ứng viên tuyển dụng vào vị trí giảng viên ngoại ngữ); Có chứng chỉ công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngoài ra, ứng viên tham gia tham gia dự tuyển phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
– Tốt nghiệp đại học của các trường đại học trong nước hoặc các trường đại học có uy tín ở các nước với nền giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phát triển có ngành/chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực cần tuyển, đạt loại khá trở lên; môn dự tuyển (nếu có trong chương trình đào tạo bậc đại học) yêu cầu phải đạt từ 8.0 trở lên (theo thang điểm
10). Điểm trung bình các môn chuyên ngành đăng ký dự tuyển đạt từ 7,0 trở lên (tính theo thang điểm 10) hoặc 2,5 trở lên (tính theo thang điểm 4).
– Tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên và đạt giải nhất trong kỳ thi Olympic sinh viên toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Tiêu chuẩn cụ thể từng vị trí tuyển dụng như sau:
TT |
Đơn vị | Số lượng | Vị trí tuyển dụng | Mô tả công việc |
Yêu cầu |
1. | Khoa Toán | 01 | Giảng viên PPDH | Giảng dạy và NCKH liên quan đến chuyên ngành LL & PPDH bộ môn Toán | Trình độ Tiến sĩ chuyên ngành LL & PPDH bộ môn Toán |
01 | Giảng viên/Trợ giảng | Giảng dạy và NCKH liên quan đến chuyên ngành Lí thuyết xác suất, Thống kê toán học, Quy hoạch tuyến tính, toán rời rạc | Thạc sĩ/Tiến sĩ chuyên ngành Lí thuyết xác suất-Thống kê hoặc Toán ứng dụng
Cử nhân TN loại giỏi trở lên, có điểm môn dự tuyển từ 8.0 trở lên |
||
2. | Trung tâm GDQP&AN | 03 | Giảng viên | Giảng dạy môn học GDQP&AN và quản lý sinh viên. | Tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh, loại giỏi trở lên. |
3. | Viện CNTT | 01 | Giảng viên/Trợ giảng | Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và các nhiệm vụ khác theo quy định đối với giảng viên thuộc lĩnh vực chuyên môn: Công nghệ phần mềm | Có học vị thạc sĩ trở lên đối với ứng viên vị trí giảng viên, hoặc cử nhân đối với ứng viên vị trí trợ giảng. Xếp hạng tốt nghiệp: Khá trở lên
Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các ngành: Tin học/Sư phạm Tin học/Khoa học máy tính/Công nghệ thông tin |
01 | Giảng viên/Trợ giảng | Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và các nhiệm vụ khác theo quy định đối với giảng viên thuộc lĩnh vực chuyên môn: Khoa học máy tính | Có học vị thạc sĩ trở lên đối với ứng viên vị trí giảng viên, hoặc cử nhân đối với ứng viên vị trí trợ giảng. Xếp hạng tốt nghiệp: Khá trở lên
Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các ngành: Tin học/Sư phạm Tin học/Khoa học máy tính/Công nghệ thông tin |
||
01 | Giảng viên/Trợ giảng | Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và các nhiệm vụ khác theo quy định đối với giảng viên thuộc lĩnh vực chuyên môn: Phương pháp và Công nghệ dạy học | Có học vị thạc sĩ trở lên đối với ứng viên vị trí giảng viên, hoặc cử nhân đối với ứng viên vị trí trợ giảng. Xếp hạng tốt nghiệp: Khá trở lên
Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các ngành: Tin học/Sư phạm Tin học/Khoa học máy tính/Công nghệ thông tin |
||
4. | Khoa Lịch sử | 01 | Giảng viên | Giảng dạy các học phần lý luận và phương pháp dạy học địa lý | Trình độ thạc sĩ (ưu tiên ứng viên tốt nghiệp các trường THPT chuyên), tiến sĩ. |
5. | Bộ môn TLGD | 01 | Giảng viên | – Nghiên cứu, giảng dạy các học phần Tâm lý học và Thực hành sư phạm | Đạt các yêu cầu chung trong Quy định về tuyển dụng viên chức của Chính phủ và của Trường ĐHSPHN2.
Có trình độ thạc sĩ trở lên chuyên ngành Tâm lý học |
6. | Khoa Tiếng Anh | 04 | Giảng viên/Trợ giảng | Tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh. Thực hiện công tác nghiên cứu và phục vụ cộng đồng theo nhiệm vụ được giao | Tối thiểu tốt nghiệp đại học chuyên ngành: PPGD tiếng Anh/ Ngôn ngữ Anh/Ngôn ngữ học ứng dụng/Tiếng Anh thương mại/du lịch hoặc tương đương. Ưu tiên tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc và giỏi. |
02 | GV/Trợ giảng Tiếng Hàn | Tham gia giảng dạy các học phần tiếng Hàn Quốc. Thực hiện công tác nghiên cứu và phục vụ cộng đồng theo nhiệm vụ được giao. | Tối thiểu tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cử nhân tiếng Hàn và có kinh nghiệm giảng dạy. Ưu tiên tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc và giỏi, các ứng viên có học vị thạc sĩ. | ||
7. | Khoa TTQ | 04 | Giảng viên/Trợ giảng | Giảng dạy các môn chuyên ngành tiếng Trung
Tham gia vào các hoạt động của Khoa tiếng Trung, của Trường |
-Có học vị cử nhân trở lên;
– Tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ tiếng Trung/Ngôn ngữ học ứng dụng/Giảng dạy tiếng Hán quốc tế/Ngôn ngữ văn tự tiếng Hán/Truyền thông (Ngôn ngữ học tiếng Trung) |
3.3.4 Tiêu chuẩn cụ thể của vị trí tuyển dụng chuyên viên, kỹ thuật viên
a) Có bằng đại học chính quy trở lên, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
b) Sử dụng được một ngoại ngữ phục vụ công việc (có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 hoặc tương đương trở lên).
c) Có chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản trở lên theo Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị | Số lượng | Vị trí việc làm | Yêu cầu |
Viện CNTT | 01 | Kỹ thuật viên IT | – Tốt nghiệp đại học trở lên
– Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các ngành: Tin học/Khoa học máy tính/Công nghệ thông tin. |
Phòng QTĐS | 01 | Chuyên viên | Có trình độ đại học trở lên một trong các ngành/ chuyên ngành:
Xây dựng, Kiến trúc |
4. Hồ sơ, thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ
a) Hồ sơ dự tuyển gồm Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020);
b) Thời hạn nộp Phiếu đăng ký dự tuyển: Từ 8 giờ 00 phút, ngày 22 tháng 3 năm 2023 đến hết 17 giờ 00 phút, ngày 24 tháng 4 năm 2023, vào giờ hành chính của các ngày làm việc (trừ ngày thứ bảy, ngày chủ nhật và các ngày lễ).
c) Địa điểm nhận hồ sơ: Nộp trực tiếp tại phòng Tổ chức-Hành chính (phòng 1.05- Nhà A1) hoặc chuyển phát nhanh qua đường bưu điện.
d) Lệ phí xét tuyển: Mức thu 500.000 đồng/người (thực hiện theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức).
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Trường hợp người dự tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi tại vòng 2.
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG
3.1 Nội dung, hình thức tuyển dụng
3.1.1 Thi tuyển viên chức đối với vị trí việc làm là giảng viên, được thực hiện theo 2 vòng thi như sau
Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
b) Nội dung thi gồm 2 phần, thời gian thi như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút;
Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong hai thứ tiếng Anh, Trung Quốc. Thời gian thi 30 phút;
c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
– Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
– Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
d) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Kiểm tra, sát hạch kiến thức, năng lực thực hành chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Cụ thể:
– Ứng viên giảng viên/trợ giảng soạn 15 tiết theo quy định của Hội đồng. Bài soạn nộp về Hội đồng tuyển dụng (qua Phòng Tổ chức – Hành chính, điện thoại: 0211.3863205) trước khi kiểm tra, sát hạch 05 ngày. Trong buổi thi, ứng viên bốc thăm ngẫu nhiên chọn giảng 01 tiết trong 15 tiết đã chuẩn bị; bốc thăm, trả lời câu hỏi về kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
b) Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
c) Thang điểm (thi thực hành): 100 điểm.
3.1.2 Xét tuyển viên chức đối với vị trí việc làm là chuyên viên/kỹ thuật viên được thực hiện như sau
Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
3.2 Xác định người trúng tuyển
a) Người trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
– Có kết quả điểm tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
– Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
b) Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Hiệu trưởng quyết định người trúng tuyển.
c) Người không trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng viên chức không được bảo lưu kết quả cho các kỳ tuyển dụng lần sau.
d) Sau khi có thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến Trường ĐHSP Hà Nội 2 bổ sung Phiếu lý lịch tư pháp để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định.
đ) Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai hồ sơ đăng ký dự tuyển hoặc Nhà trường phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển đồng thời quyết định công nhận kết quả trúng tuyển đối với người dự tuyển có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề cùng vị trí.
IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC TUYỂN DỤNG
1. Thời gian: Dự kiến trong tháng 5 năm 2023.
2. Địa điểm: Dự kiến tại phòng máy tính tầng 4-A4, Trường ĐHSP Hà Nội 2
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Tổ chức-Hành chính
– Tham mưu giúp Ban Giám hiệu ban hành thông báo tuyển dụng để gửi các đơn vị, đăng tải trên wesite Trường và một số phương tiện truyền thông đại chúng;
– Thực hiện việc thu nhận hồ sơ, lệ phí;
– Tham mưu cho Hiệu trưởng việc thành lập Hội đồng Tuyển dụng để tuyển dụng viên chức (tổ chức xét Phiếu đăng ký dự thi, thông báo triệu tập ứng viên tổ chức thi tuyển, xét kết quả thi, …);
2. Viện CNTT
Đăng tải Thông báo tuyển dụng kịp thời lên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là website Trường.
3. Phòng Tài vụ
Cân đối, bố trí kinh phí cho Phòng Tổ chức – Hành chính để tham mưu cho Ban Giám hiệu và Hội đồng Tuyển dụng tổ chức thực hiện kế hoạch này thành công.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Trường ĐHSP Hà Nội 2 (qua Phòng Tổ chức – Hành chính) để xem xét, giải quyết./.
Nguồn tin: www.hpu2.edu.vn