Tài liệu dài 113 trang word, gồm 91 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Nội vụ.
Tài liệu bao gồm các văn bản:
– Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2020
– Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức
– Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi năm 2019
– Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ
– Nghị định 107/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ
– Nghị định 108/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ
– Nghị định 120/2020/NĐ-CP Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
– Thông tư 05/2021/TT-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, và Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện
– Nghị định 112/2011/NĐ-CP Về công chức xã. phường, thị trấn
– Nghị định 34/2019/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
– Thông tư 13/2019/TT-BNV Hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
– Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ
– Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ : Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030
– Nghị định 61/2018/NĐ-CP Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
– Thông tư 2/2021/TT-BNV Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư
Tham khảo tài liệu:
Câu 1. Anh/chị cho biết quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2020?
Trả lời: Theo quy định tại Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2020:
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính:
– Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
– Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
– Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
– Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Câu 2: Anh/chị cho biết Uỷ ban nhân dân và cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân được quy định như thế nào theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2020?
Trả lời: Theo quy định tại Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2020:
Ủy ban nhân dân:
– Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
– Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân:
– Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.
– Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
– Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở; không trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặt tại địa bàn.