Mô tả tài liệu:
Tài liệu dài 313 trang word, gồm 298 câu hỏi có đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Thanh tra. Các nội dung trong tài liệu:
1. Luật số 11/2022/QH15 Luật Thanh tra
2. Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH 2021 hợp nhất Luật Khiếu nại
3. Luật Tố cáo năm 2018
4. Luật Tiếp công dân năm 2013
5. Nghị định số 43/2023/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra
6. Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại
7. Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo
8. Văn bản Văn bản hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng số 11/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020 của Văn phòng Quốc hội.
9. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
10. Nghị định số 134/2021/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật PCTN
11. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP 30/10/2020 của Chính phủ Về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
12. Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra
13. Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra
Tham khảo tài liệu:
NGÂN HÀNG CÂU HỎI VIẾT THI CÔNG CHỨC
Chuyên ngành: THANH TRA
Câu 1: Anh (chị) trình bày nội dung: Mục đích của hoạt động thanh tra theo quy định tại Điều 3, Luật Thanh tra 2022; Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra quy định tại Điều 9, Luật Thanh tra năm 2022?
Trả lời:
Theo quy định tại Luật số 11/2022/QH15 Luật Thanh tra:
Mục đích hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Câu 2: Anh (chị) trình bày nội dung: Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước quy định tại Điều 5 Luật Thanh tra năm 2022; nguyên tắc hoạt động thanh tra quy định tại Điều 4 Luật Thanh tra năm 2022; Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra quy định tại Điều 6 Luật Thanh tra năm 2022?
Trả lời:
Theo quy định tại Luật số 11/2022/QH15 Luật Thanh tra:
Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý; việc chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp theo quy định của pháp luật để xử lý kịp thời hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra; nếu có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị về nội dung thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.