word-the-cao

178 câu hỏi và đáp án ôn thi Kỹ thuật y trung cấp chuyên ngành xét nghiệm

Giá: 80,000

Tài liệu có 4 file định dạng DOC (Word) bao gồm 178 câu hỏi và đáp án cùng biểu điểm.

Một số câu hỏi mô tả tài liệu:

Câu số 1: Anh (chị) hãy nêu các loại kính hiển vi?

Đáp án:

Nội dung Điểm
Kính hiển vi quang học thường: Thường được dùng tại các phòng thí nghiệm để xét nghiệm với mục đích quan sát hình thể, tính chất bắt màu của vi khuẩn. 14
Kính hiển vi nền đen: Là loại kính hiển vi quang học nhưng bộ phận tụ quang được thay thế bằng một cấu trúc khác để tạo nền tối, hay sử dụng để quan sát sự di động của vi khuẩn 12
Kính hiển vi đối pha: Cũng là kính hiển vi quang học nhưng có pha đảo ngược 10
Kính hiển vi huỳnh quang: Là kính hiển vi quang học nhưng có nguồn sáng là đèn huỳnh quang, thường dùng để quan sát các tiêu bản sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang 14
Kính hiển vi điện tử: Ra đời từ năm 1940, hoạt động theo nguyên lý là các bộ phận được đặt trong một trụ kính và tạo chân không bằng một bơm hút. Trong chân không, hoạt động của điện tử không bị cản trở. Các điện tử bắn xuyên qua mẫu vật, được các vật kính và thị kính bằng từ trường lam tản rộng ra (phân kỳ), sau cùng hiện lên màn huỳnh quang có bộ máy chụp ảnh khi cần. 15
Tổng 65

Câu số 2: Anh (chị) hãy trình bày cấu tạo cơ bản của kính hiển vi?

Đáp án:

Nội dung Điểm
Kính hiển vi gồm có giá kính, hệ thống chỉnh nhanh và tinh và hệ thống quang học: 5
a. Giá kính: Gồm có đế kính, thân kính, ống kính, bàn xoay, bàn kính

– Đế kính khá nặng có lỗ để cắm đèn chiếu hoặc cắm gương phản chiếu

5
– Thân kính có hình cong để cầm và di chuyển dễ dàng. 5
– Ống kính mang thị kính, có thể cố định hoặc quay lúc nới lỏng con ốc nhỏ ở bên dưới ống kính. 5
– Bàn xoay có nhiều lỗ để lắp các vật kính 5
– Bàn kính dùng để mang tiêu bản, có 2 ốc để di chuyển tiêu bản theo những chiều thẳng góc với nhau, có kẹp để cố định tiêu bản, có thước đo và du xích để ghi tọa độ 5
b. Hệ thống điều chỉnh nhanh và tinh

Cần thiết để điều chỉnh tiêu bản. Hệ thống gồm 2 ốc đặt trên cùng một trục. Ốc lớn (ốc vĩ cấp) điều chỉnh nhanh làm cho hình ảnh hiện ra, ốc nhỏ (ốc vi cấp) điều chỉnh chậm và tinh nhằm điều chỉnh cho ảnh thật rõ. Chỉ khi nào ảnh hiện ra khi điều chỉnh ốc lớn rồi mới vặn ốc nhỏ để làm rõ ảnh.

c. Hệ thống quang học: Gồm có thị kính, vật kính, kính tụ quang, đèn chiếu và gương phản chiếu.

10
– Thị kính là một hệ thống gồm 2 thấu kính 1 hướng về mắt, 1 hướng về vật quan sát 5
– Vật kính là một hệ thống quang học phức tạp trực tiếp phóng đại mẫu vật quan sát. Nó gồm một số thấu kính, thấu kính ngoài cùng hướng vào vật quan sát gọi là thấu kính trực diện. Có 2 loại vật kính:

+ Vật kính khô: Có độ phóng đại nhỏ, đường kính thấu kính tương đối lớn như vật kính 10, vật kính 40.

+ Vật kính dầu: Có độ phóng đại lớn, hay dùng là vật kính 100, thấu kính có đường kính nhỏ. Vì vậy chỉ một phần của chùm tia sáng chiếu lọt vào vật kính, một phần ánh sáng bị khúc xạ ra ngoài nên ảnh không rõ, muốn có ảnh rõ phải đặt vào giữa mẫu vật và vật kính một giọt dầu.

5
– Kính tụ quang gồm có một hệ thống thấu kính tập trung ánh sáng và một hệ thống chắn sáng có nhiệm vụ giảm bớt góc của hình nón ánh sáng thế nào để sau khi qua mẫu vật và đến vật kính thì nó không vượt qua đường kính của thấu kính trực diện 5
– Đèn chiếu đặt ngay dưới tụ quang cung cấp một nguồn sáng thích hợp. 5
– Gương phản chiếu: Lúc không có điện thì sử dụng ánh sáng mặt trời bằng gương phản chiếu, gương có một mặt phẳng và một mặt lõm. Mặt phẳng được sử dụng để phản chiếu ánh sáng mặt trời con mặt lõm được dùng để phản chiếu ánh sáng nhân tạo như đèn neon 5
Tổng 65

Câu số 3: Anh (chị) hãy nêu cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi?

Đáp án:

Nội dung Điểm
1. Các bước để soi bằng vật kính dầu

– Nhỏ giọt dầu lên chỗ quan sát của tiêu bản di chuyển tiêu bản để giọt dầu nằm giữa vòng tròn của bàn kính

5
– Đặt vật kính 100 vào trục quang học 5
– Mắt nhìn vào vật kính, vặn ốc vĩ cấp để nâng tiêu bản từ từ sát với vật kính 5
– Bật đèn chỉnh tụ quang để có ánh sáng phù hợp 5
– Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc vĩ cấp để hạ bàn kính từ từ xuống cho đến khi nhìn thấy ảnh. Dùng ốc vi cấp để chỉnh ảnh cho thật rõ. Nếu không nhìn thấy ảnh thì tiếp tục nâng bàn kính lên rồi hạ bàn kính xuống 5
– Mắt nhìn vào thị kính, một tay vặn ốc vi cấp để điều chỉnh khi cần, tay kia vặn ốc của bàn kính để quan sát tiêu bản 5
2. Ghi tọa độ của một điểm ở trên tiêu bản

Để có thể tìm trở lại một điểm cần quan sát ở trên tiêu bản thì phải ghi tọa độ của điểm đó, muốn thế đọc hoành độ và tung độ ở trên thước chia mm di động đồng thời với tiêu bản và 2 du xích cố định. 2 thước di động cũng như 2 du xích cố định thẳng góc với nhau

5
3. Cách bảo quản kính hiển vi

Sau khi sử dụng, kính hiển vi phải được bảo quản tốt để sử dụng lâu dài, cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

– Lúc sử dụng xong, phải hạ bàn kính rồi mới lấy tiêu bản ra khỏi bàn kính

5
– Xoay vật kính dầu ở vị trí dễ lau nhất. 5
– Dùng khăn đặc biệt để lau vật kính, nhúng một góc khăn với ít xilen rồi lau vật kính dầu, xong lau khô với góc kia của khăn 5
– Đặt vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất ở trên trục quang học 5
– Điều chỉnh xe tiêu bản, tụ quang, bàn kính….đến các vị trí mà đường trượt tiếp xúc ít nhất với bụi ở phía trên. 5
– Lúc di chuyển đỡ đế kính bằng một tay, cầm chân kính ở tay kia để giữ kính ở vị trí thẳng đứng như lúc đặt kính trên bàn 5
Tổng 65