pdff-tai-lieu

283 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Văn phòng

Giá: 350,000

Bộ “242 câu hỏi và đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Văn phòng” bao gồm các nội dung sau:

– Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

– Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

– Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 7/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính

– Thông tư số 01/2022/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ: Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Luật lưu trữ 2011 số 01/2011/QH13

– Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về công tác văn thư

– Nghị định số 01/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ

– Thông tư số 07/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Quy định chức danh, mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, thi hoặc xét thăng hạng, bổ nhiệm và xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ

– Thông tư 17/2014/TT-BNV Hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp

– Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNV-BXD của Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ: Hướng dẫn thành phần tài liệu dự án, công trình xây dựng nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử.

– Luật Tiếp công dân năm 2013

– Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 7/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính

– Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV của Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ: Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.

– Nghị định số 34/2016/NĐ-CPngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

– Nghị định số 154/2020/NĐ-CPngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP

– Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính

– Thông tư 02/2016/TT-TTCP sửa đổi Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính

– Thông tư số 04/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ: Quy định quy trình tiếp công dân

– Thông tư số 05/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ: Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh

– Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13 Quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020

Một số câu hỏi mô tả tài liệu:

Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày:

– Nguyên tắc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tai Điều 2 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP?

– Kể tên các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP?

Trả lời:Theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP:

Nguyên tắc tổ chức

– Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở.

– Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.

– Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

– Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức của các Bộ, sở đặt tại cấp huyện.

Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

– Phòng Nội vụ:

– Phòng Tư pháp:

– Phòng Tài chính – Kế hoạch:

– Phòng Tài nguyên và Môi trường:

– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Phòng Văn hóa và Thông tin:

– Phòng Giáo dục và Đào tạo:

– Phòng Y tế:

– Thanh tra huyện:

– Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

 

Câu 2. Anh (chị) hãy trình bày:

– Chức năng của Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ?

– Ngoài các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có thể tổ chức thêm một số cơ quan chuyên môn nào để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính ở quận theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ?

Trả lời:Theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính phủ:

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:

Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; kiểm soát thủ tục hành chính; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có đường biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền, trên biển và hải đảo, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ, biên giới.

Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định tại Điều 7 của Nghị định này, tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính ở quận như sau:

a) Phòng Kinh tế:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; phòng, chống thiên tai.

b) Phòng Quản lý đô thị:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông.

 

Câu 3. Theo quy định tại khoản 6, 8 Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP, anh (chị) hãy trình bày:

– Các hình thức công khai thủ tục hành chính?

– Trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính?

Trả lời:Theo quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP:

Hình thức công khai

Thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố phải được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời theo các hình thức sau:

a) Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

b) Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

c) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kếtnối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Ngoài hình thức công khai bắt buộc tại khoản 1 Điều này, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính

Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; hướng dẫn, rà soát, đánh giá, kiểm tra việc nhập, đăng tải công khai, khai thác và quản lý dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý tài khoản đăng nhập, kiểm duyệt, đăng tải, kiểm tra, rà soát dữ liệu thủ tục hành chính; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa thủ tục hành chính được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, thủ tục hành chính được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương và thủ tục hành chính được công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính