word-the-cao

49 Câu hỏi và đáp án thi công chức Thanh tra tỉnh

Giá: 40,000

Tài liệu dài 40 trang, gồm 49 Câu hỏi và đáp án thi công chức Thanh tra tỉnh

Bao gồm các tài liệu sau:

– Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

– Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

– Thông tư 05/2011/TT-TTCP Quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra

– Thông tư 04/2021/TT-TTCP Quy định quy trình tiếp công dân

– Luật Thanh tra năm 2010

– Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ

– Thông tư 03/2021/TT-TTCP Quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại Thanh tra Chính phủ và vị trí công tác trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại chính quyền địa phương

– Luật Tố cáo năm 2018

– Nghị định 97/2011/NĐ-CP Quy định về Thanh tra viên và Cộng tác viên Thanh tra

– Thông tư 06/2021/TT-TTCP Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra

– Nghị định 59/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng

– Luật Khiếu nại 2011

49 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI CÔNG CHỨC THANH TRA TỈNH

 

Câu 1: Hãy trình bày Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018?

Trả lời: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018:

Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập

1. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.

2. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.

 

Câu 2: Hãy nêu Các hành vi tham nhũng được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018?

Trả lời: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018:

Các hành vi tham nhũng

Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.