word-the-cao

46 Câu hỏi và đáp án thi công chức Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Giá: 70,000

Tài liệu dài 49 trang word, gồm 46 câu hỏi và ĐÁP ÁN thi công chức Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Gồm nội dung các tài liệu sau:

– Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 của liên Bộ Lao động-Thương binh v/à Xã hội – Bộ Nội vụ

– Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 Uư đãi người có công với cách mạng

– Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH Quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

– Luật 102/2016/QH13 Trẻ em,

– Luật số 69/2020/QH14 của Quốc hội quy định về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

– Nghị định 38/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

– Bộ luật Lao động năm 2019

– Thông tư 15/2003/TT-BLĐTBXH Về việc hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP, ngày 27/12/2002 của Chính phủ

– Luật 74/2014/QH13 Giáo dục nghề nghiệp

– Nghị định 143/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

– Nghị định 15/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp

– Pháp lệnh 10/2003/PL-UBTVQH11 Phòng, chống mại dâm

Tham khảo tài liệu:

Câu 1: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp, Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Về lĩnh vực dạy nghề tại Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNVngày 02/10/2015 của liên Bộ Lao động-Thương binh v/à Xã hội – Bộ Nội vụ?

Trả lời:

Theo Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 của liên Bộ Lao động-Thương binh v/à Xã hội – Bộ Nội vụ:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội:

Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp:

a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, giải pháp về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động của tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

b) Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về:

– Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm tăng thêm;

– Chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân;

– Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

– Bảo hiểm thất nghiệp.

c) Quản lý các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động.

Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;

b) Hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký hợp đồng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân và của doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài có thời hạn dưới 90 ngày và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký hợp đồng;

c) Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

d) Thông báo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm;

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Về lĩnh vực dạy nghề:

a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;

b) Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo thẩm quyền;

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; tổ chức hội giảng giảng viên, giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên học nghề.

 

Câu 2: Theo Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 Ưu đãi người có công với cách mạng, Người có công với cách mạng bao gồm những đối tượng nào? Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của, người có công với cách mạng?

Trả lời:

Theo Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 Ưu đãi người có công với cách mạng:

Người có công với cách mạng bao gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của, người có công với cách mạng

Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

– Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

– Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

a) Bảo hiểm y tế;

b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.