Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 bao gồm 12 câu hỏi như sau:
Câu 1: Theo Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14, vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là:
a. Là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
b. Là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA;
c. Là khoản vay theo điều kiện thị trường;
d. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Theo Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14, trái phiếu chính quyền địa phương là:
a. Là công cụ nợ do nhà nước phát hành để huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cơ cấu lại nợ.
b. Là công cụ nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước phát hành và được nhà nước bảo lãnh;
c. Là công cụ nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành để huy động vốn cho ngân sách địa phương;
d. Là công cụ nợ do chính quyền địa phương phát hành để huy động vốn cho ngân sách địa phương.
Câu 3: Theo Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14, cơ cấu lại nợ là thực hiện các nghiệp vụ để:
a. Thay đổi điều kiện của khoản nợ;
b. Cơ cấu lại một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ trong danh mục nợ công;
c. Chuyển nhượng, chuyển đổi sở hữu, khoanh nợ, xóa nợ, mua lại nợ, gia hạn nợ, hoán đổi nợ;
d. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Phân loại nợ công theo Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 gồm:
a. Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương;
b. Nợ do nhà nước phát hành công cụ nợ; Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, nợ của doanh nghiệp nhà nước;
c. Nợ do phát hành trái phiếu Chính phủ; nợ vay ODA, nợ vay từ ngân quỹ nhà nước;
d. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 quy định nguyên tắc quản lý nợ công, loại trừ:
a. Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý nợ công;
b. Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô;
c. Chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước;
d. Vay cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên;
Câu 6: Theo Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14, nội dung quản lý nhà nước về nợ công không bao gồm:
a. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công; Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, giải pháp và chính sách về quản lý nợ công;
b. Đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay, trả nợ;
c. Triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả nợ công; Khen thưởng, xử lý vi phạm trong lĩnh vực nợ công;
d. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.
Câu 7: Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 quy định hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công:
a. Vay, cho vay, bảo lãnh không đúng thẩm quyền hoặc chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, vượt hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
b. Sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ;
c. Vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng trong quản lý, sử dụng nợ công.
d. Tất cả các phương án trên
Câu 8: Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 quy định hệ thống chỉ tiêu an toàn nợ công, loại trừ:
a. Nợ công so với GDP; Nợ của Chính phủ so với GDP; Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;
b. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
c. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ;
d. Các khoản đi vay cho vay lại so với tổng nợ phải trả.
Câu 9: Theo Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14, các công cụ nợ của Chính phủ bao gồm:
a. Trái phiếu Chính phủ; tín phiếu Kho bạc; công trái xây dựng Tổ quốc;
b. Trái phiếu phát hành trong nước; trái phiếu quốc tế; vay ODA;
c. Trái phiếu quốc gia, trái phiếu địa phương, kỳ phiếu trung ương;
d. Không phương án nào đúng.
Câu 10: Theo Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14, nguyên tắc vay của chính quyền địa phương không bao gồm:
a. Chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b. Bảo đảm mức dư nợ vay của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được trực tiếp vay nước ngoài và phải tự đảm bảo khả năng chi trả;
d. Tất cả các phương án trên đều là nguyên tắc vay của chính quyền địa phương theo quy định của luật
Câu 11: Theo Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14, chính quyền địa phương không được phép vay theo hình thức nào dưới đây:
a. Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước;
b. Vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
c. Vay lại từ các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
d. Vay từ các nguồn tài chính khác trong nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
Câu 12: Hình thức công bố thông tin về nợ công được quy định trong Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14:
a. Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b. Họp báo, thông cáo báo chí;
c. Bản tin nợ công được Bộ Tài chính phát hành 06 tháng một lần bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh;
d. Tất cả các phương án trên.