“Bộ câu hỏi trắc ngiệm và đáp án môn Kiến thức chung ôn thi viên chức Y tế” bao gồm 299 câu hỏi được soạn theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ về các nội sau:
Phần 1: Luật viên chức
Phần 2: Thông Tư liên tịch số 58/2015 quy định về Quản lý chất thải
Phần 3: Luật Khám chữa bệnh
Phần 4: Thông Tư số 07/2014/TT-BYT
Phần 5: Luật Bảo hiểm y tế
Phần 6: Luật Lao động – BHXH
Phần 7: Nghị quyết 20 của Trung ương
***Một số câu hỏi mô tả tài liệu:
Câu 1: Phạm vi điều chỉnh luật viên chức.
a. Luật này quy định về viên chức; quyền và nghĩa vụ của viên chức, tuyển dụng viên chức
b. Luật này quy định về viên chức; nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng vả quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
c. Luật này quy định về việc tuyển dụng viên chức, quyền của viên chức.
d. Luật này quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Câu 2: Viên chức là gì?
a. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
b. Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương tứ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
c. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lâp.
d. Viên chức là công dân Việt Nam, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Câu 3: Viên chức quản lý là gì?
a. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.
b. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức .
c. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.
d. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.
Câu 4: Đạo đức nghề nghiệp là gì?
a. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực
b. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do tổ chức có thẩm quyền quy định.
c. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
d. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
Câu 5: Quy tắc ứng xử
a. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với từng công việc trong các lĩnh vực đặc thù.
b. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
c. Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong tùng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.
d. Quỵ tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ, trong quan hệ xã hội do nhà nước ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.