word-the-cao

Tài liệu ôn thi công chức, viên chức khối Đảng, Đoàn thể công tác Tổ chức cấp ủy

Giá: 10,000

Tài liệu dài 76 trang word.

Tham khảo tài liệu:

A. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

 B. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước (NQ03-NQ/TW ngày 18/6/1997)

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua cách giai đoạn cách mạng.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định phải “Sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới”. Trên cơ sở tổng kết công tác cán bộ trong những năm qua, chủ yếu là trong 10 năm đổi mới, chúng ta xác định phương hướng cơ bản, các chính sách và giải pháp lớn xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đến năm 2020, trước mắt là chuẩn bị cho nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng.

PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

1. Đội ngũ cán bộ.

    Mặt mạnh:

    – Được rèn luyện, thử thách trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ; cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn; năng động, sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.

– Trình độ, kiến thức và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày càng được nâng cao.

– Số đông cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân.

    Mặt yếu:

– Một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng; có người do bất mãn cá nhân đi đến phản bội Đảng và lợi ích của nhân dân.

– Một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán; có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.

Đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ.

– Nhiều cán bộ lãnh đạo không nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém. Có tình trạng nể nang, né tránh, không nói thẳng, nói thật với nhau, bằng mặt mà không bằng lòng.

– Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là về quản lý kinh tế thị trường, quản lý xã hội, luật pháp… Nhiều cán bộ lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt chỉ cốt để lấy được bằng cấp.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ngoài những điểm chung nói trên, mỗi loại cán bộ còn có những mặt mạnh, yếu cụ thể:

Cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đoàn thể: có bản lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo chính trị, vận động nhân dân, tích cực tiến hành đổi mới. Nhưng trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý còn hạn chế. Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt có biểu hiện chủ quan, thiếu dân chủ.

Cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang: có lập trường chính trị kiên định, có ý thức cảnh giác cao, chịu đựng gian khổ, vượt qua khó khăn bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội. Một bộ phận, chủ yếu là trong lực lượng làm kinh tế, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ pháp luật lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để buôn lậu, sách nhiễu, gây hậu quả nghiêm trọng.

Cán bộ khoa học: có tâm huyết, có năng lực sáng tạo, tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới. Nhưng chất lượng chưa cao, năng lực thực hành còn yếu; thiếu nhiều chuyên gia giỏi; tỉ lệ cán bộ khoa học trên số dân còn thấp. Một số cán bộ chưa say mê nghiên cứu khoa học, thiếu hoài bão lớn, chưa đem hết tài trí phục vụ đất nước, ít gắn bó với sản xuât và cơ sở, thiếu tinh thần hợp tác.

Cán bộ quản lý kinh doanh: năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới. Nhưng kinh nghiệm còn ít, năng lực còn hạn chế, tổ chức kinh doanh còn kém hiệu quả, quan hệ với nước ngoài còn nhiều sơ hở, mất cảnh giác. Không ít cán bộ chưa quán triệt đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, nặng về kinh doanh đơn thuần, một số tham nhũng, thoái hóa, biến chất, xa hoa, lãng phí của công, làm giàu phi pháp.

2- Công tác cán bộ.

Ưu điểm:

– Đã bước đầu huy động được các cấp, các ngành cùng các cơ quan có chức năng làm tham mưu trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ. Việc đánh giá, sử dụng cán bộ dân chủ, tập thể hơn trước. Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ, kết hợp các độ tuổi, các loại, các thế hệ cán bộ.

– Đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn cán bộ cả về lý luận chính trị, quân sự, về quan điểm, đường lối của Đảng, về quản lý hành chính, quản lý kinh tế, khoa học, luật pháp, văn hóa, nghệ thuật…

– Đã thực hiện một số chính sách phù hợp với tình hình mới (trong đó có chính sách chăm sóc những người có công). đã ban hành một số quy chế về quản lý cán bộ , quy trình tiến hành lựa chọn, đề bạt, bầu cử, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

Khuyết điểm:

– Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Bố trí cán bộ trong nhiều trường hợp còn nặng về cơ cấu, lúng túng, bị động khi bố trí cán bộ chủ chốt ở một số ngành và địa phương; hẹp hòi, định kiến, không mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ.

– Những chính sách đối với cán bộ, nhất là chính sách tiền lương, nhà ở, phương tiện đi lại, điều kiện làm việc… còn nhiều bất hợp lý, thiếu công bằng, thực hiện không thống nhất và đồng bộ, chưa tạo được động lực và phát huy tài năng, chưa khuyến khích những cán bộ công tác ở cơ sở, ở những vùng khó khăn, chưa chú ý thỏa đáng những cán bộ về hưu.

– Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ. Chất lượng và hiệu quả đào tạo còn thấp. Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ chậm đổi mới, chưa gắn với tổng kết thực tiễn của công cuộc đổi mới; buông lỏng giáo dục rèn luyện lập trường giai cấp và đạo đức cách mạng. Hệ thống trường đào tạo chưa hợp lý; việc chiêu sinh, thi tuyển, công nhân tốt nghiệp, quản lý văn bằng, chứng chỉ, học hàm, học vị thiếu chặt chẽ.

– Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý công tác cán bộ và nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hóa. Công tác kiểm tra, quản lý cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ ở nhiều nơi bị buông lỏng. Phần lớn khi có đơn tố giác mới thanh tra. Không kiên quyết xử lý những cán bộ sai phạm. Còn thiếu các quy chế về quản lý cán bộ, luân chuyển cán bộ, nhân dân giám sát, phê bình cán bộ… Hệ thống tổ chức làm công tác cán bộ còn phân tán, chồng chéo, chức năng và trách nhiệm không rõ.

3- Nguyên nhân.

Nguyên nhân của những mặt mạnh và ưu điểm:

– Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng ta và những thành tựu của công cuộc đổi mới tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ cống hiến và trưởng thành.

– Đảng luôn luôn chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

– Công tác cán bộ có những đổi mới về cơ chế, chính sách, quản lý…

– Đội ngũ cán bộ được kế thừa truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của Đảng và dân tộc, noi gương Bác Hồ và được sự giúp đỡ của nhân dân.

Nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm:

– Bước vào thời kỳ mới, các cấp uỷ đảng chưa dự báo được những tình huống mới, chưa hiểu đầyđủ nội dung, yêu cầu mới đối với cán bộ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng chưa có nghị quyết chuyên đề về cán bộ, chưa xây dựng được chiến lược cán bộ. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo chưa chủ động xây dựng quy hoạch cán bộ, không tích cực chuẩn bị người kế nhiệm.

– Cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới, chưa chú trọng nghiên cứu khoa học; trình độ lý luận và tổng kết thực tiễn, tham mưu đề xuất những vấn đề chiến lược về cán bộ còn hạn chế. Một số cán bộ làm công tác tổ chức chưa gương mẫu về đạo đức, phẩm chất, thiếu khách quan, yếu về năng lực.

– Một số cán bộ không chịu tu dưỡng, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, bị chủ nghĩa cá nhân chi phối.

– Cách mạng nước ta chuyển giai đoạn, có nhiều vấn đề mới đặt ra, môi trường kinh tế xã hội rất phức tạp, tổ chức bộ máy thiếu ổn định, công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ lúng túng, bất cập. Các thế lực thù địch tìm mọi cách lung lạc, lôi kéo, mua chuộc, hòng làm biến chất đội ngũ cán bộ của Đảng ta.

4- Một số bài học kinh nghiệm.

– Tiến hành công tác cán bộ phải trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc, nắm vững quan điểm và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng phải thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, dự báo đúng tình hình, bám sát yêu cầu của nhiệm vụ chính trị để có quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chuẩn bị cho trước mắt và cho cả một thời kỳ tương đối dài. Phải đề phóng nguy cơ sai lầm về đường lối cán bộ.

– Xây dựng đồng bộ đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu. Phải đổi mới, trẻ hóa cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn và có sự chuẩn bị chu đáo, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và phát triển, giữ vững đoàn kết nội bộ và ổn định chính trị.

– Có quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ một cách khách quan, khoa học, công tâm. Xử lý tốt các mối quan hệ giữa đức và tài, quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, giai cấp và dân tộc, tiêu chuẩn và cơ cấu, năng lực thực tế và bằng cấp, cán bộ đương chức và cán bộ về hưu… phù hợp với yêu cầu của mỗi loại cán bộ. Hết sức coi trọng việc đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ; giáo dục lý tưởng, bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng, rèn luyện, thử thách, tuyển lựa cán bộ từ trong hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân.

– Để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ phải thể chế hóa thành các quy chế, quy trình. Những nhận xét, kết luận về cán bộ nhất thiết phải do cấp uỷ có thẩm quyền quyết định sau khi đã lắng nghe đầy đủ ý kiến của các cơ quan có liên quan, ý kiến đóng góp của nhân dân và sự tự phê bính của cán bộ. Kết hợp đúng đắn chế độ tập thể với trách nhiệm cá nhân, dân chủ với tập trung; không dân chủ hình thức. Huy động mọi cấp, mọi ngành phối hợp với cơ quan tham mưu giúp cấp uỷ làm công tác quản lý cán bộ.

– Đổi mới và xây dựng hệ thống chính sách cán bộ (nhất là chính sách tiền lương, nhà ở) một cách nhất quán, công bằng, có lý có tình, thống nhất trong cả nước và giữa các loại cán bộ, thực sự khuyến khích những cán bộ có tài, trân trọng những cán bộ có công, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Đồng thời xử lý nghiêm minh và kịp thời những người có sai phạm. Cán bộ đúng phải bảo vệ, sai phải đấu tranh, có dư luận phải làm rõ. Tránh tình trạng để dư luận âm ỉ, lan truyền ngờ vực lẫn nhau.