Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG TP. HCM tuyển dụng nhân sự năm 2024

23/08/2024

Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG TP. HCM tuyển dụng nhân sự năm 2024, như sau:

Vị trí tuyển dụng Mã số Số lượng
Giảng viên, ngành Công nghệ phần mềm (Khoa Công nghệ Phần mềm) CNTT-01 01
Giảng viên, ngành Khoa Khoa học máy tính (Khoa Khoa học máy tính) CNTT-02 01
Giảng viên, ngành Hệ thống thông tin (Khoa Hệ thống thông tin) CNTT-03 01
Giảng viên, ngành Kỹ thuật Thiết kế vi mạch (Khoa Kỹ thuật máy tính) CNTT-04 03
Giảng viên, ngành Kỹ thuật máy tính (Khoa Kỹ thuật máy tính) CNTT-05 01
Giảng viên, ngành Khoa học dữ liệu (Khoa Khoa học và Kỹ thuật thông tin) CNTT-06 01
Giảng viên, ngành Toán học (Bộ môn Toán – Lý) CNTT-07 02
Nghiên cứu viên, ngành Hệ thống thông tin (Phòng Thí nghiệm Hệ thống thông tin) CNTT-08 01
Nghiên cứu viên, ngành Khoa học máy tính (Phòng Thí nghiệm Truyền thông đa phương tiện) CNTT-09 01
Vị trí tuyển dụng Mô tả vị trí công việc Khung năng lực
Giảng viên, ngành Công nghệ phần mềm (Khoa Công nghệ Phần mềm)
  • Giảng dạy và biên soạn tài liệu giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Phát triển Game và Công nghệ Thực tế ảo như: Nhập môn Phát triển Game, Thiết kế Game, Quản lý dự án, Lập trình Game, Công nghệ Thực tế ảo (VR, AR, MR, Metaverse), Lập trình ứng dụng di động, Lập trình Web, Công nghệ Blockchain…
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thực hiện chính các đề tài nghiên cứu khoa học, các đề tài chuyển giao công nghệ, các ứng dụng có tính thực tiễn cao liên quan đến công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Phát triển Game, các công nghệ về Thực tế ảo (VR, AR, MR, Metaverse,…).
  • Bằng Tiến sĩ các ngành về Phát triển Phần mềm, Phát triển Game, Công nghệ Thực tế ảo và các ngành có liên quan đến Công nghệ Thông tin (Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính…)
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực về Phát triển Game, các công nghệ về Thực tế ảo.
  • Có năng lực công bố khoa học (bài báo khoa học, sáng chế,…).
  • Có kinh nghiệm thực hiện các hoạt động liên quan doanh nghiệp, khởi nghiệp là một lợi thế.
Giảng viên, ngành Khoa học máy tính (Khoa Khoa học máy tính)
  • Giảng dạy đại học và sau đại học chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Tính toán đa phương tiện: Toán cho Khoa học máy tính, Machine Learning, Data mining, NLP, CV…
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thực hiện chính các đề tài nghiên cứu khoa học, các đề tài chuyển giao công nghệ, các ứng dụng có tính thực tiễn cao liên quan đến công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo…
  • Bằng Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính.
  • Có kinh nghiệm chủ trì các dự án nghiên cứu khoa học trọng điểm, có ảnh hưởng trong ngành/lĩnh vực chuyên môn.
  • Có khả năng dẫn dắt, tập hợp các nhóm nghiên cứu liên ngành/đa lĩnh vực.
  • Có khả năng và tâm huyết hỗ trợ đơn vị đào tạo các nhà nghiên cứu, giảng viên trẻ, nâng cao năng lực nghiên cứu chung của đơn vị.
  • Có kinh nghiệm công bố khoa học và thường xuyên công bố kết quả nghiên cứu ở các tạp chí, hội nghị hội thảo uy tín chuyên ngành (Q1 với tạp chí, A*/A với hội nghị hội thảo).
Giảng viên, ngành Hệ thống thông tin (Khoa Hệ thống thông tin)
  • Giảng dạy các môn hệ đại học và sau đại học chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý: Phân tích thiết kế Hệ thống thông tin nâng cao, Quản lý Hệ thống thông tin, An toàn bảo mật thông tin, Phân tích dữ liệu kinh doanh…
  • Nghiên cứu về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu, thực hiện các dự án khoa học các cấp.
  • Tham gia các công tác quản lý, xây dựng chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng tại Khoa Hệ thống thông tin.
  • Bằng Tiến sĩ các ngành về Hệ thống thông tin hoặc các ngành có liên quan như Công nghệ Thông tin, Khoa học máy tính…
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học về Hệ thống thông tin.
  • Có năng lực công bố khoa học (bài báo khoa học, sáng chế,…). Có ít nhất 2 bài báo tạp chí là tác giả chính trong danh mục Scopus, trong 2 năm gần nhất
Giảng viên, ngành Kỹ thuật Thiết kế vi mạch (Khoa Kỹ thuật máy tính)
  •  Giảng dạy các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành cho ngành Thiết kế vi mạch bậc đại học: Vật lý bán dẫn, Quy trình chế tạo vi mạch, Quy trình đánh giá và kiểm tra vi mạch, Thiết kế luận lý số, Thiết kế hệ thống số, VLSI Design, Digital System Design, System on Chip Design, Digital Signal Processing on FPGA, Thiết kế lõi vi mạch dựa trên vi xử lý.
  • Giảng dạy các môn học cao học ngành Kỹ thuật máy tính, chuyên ngành Thiết kế vi mạch như: Low-power CMOS IC Design, Advanced Analog IC Design, Advanced Mixed Signal design, Advance SoC Design, Advanced Computer Architecture, Computer System Engineering.
  • Hướng dẫn đề tài, đồ án, khoá luận tốt nghiệp cho sinh viên đại học, luận văn tốt nghiệp cho học viên cao học.
  • Thực hiện nghiên cứu khoa học các cấp.
  • Có bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật máy tính, Điện – Điện tử hoặc những ngành có liên quan đến Điện tử; Máy tính và Công nghệ bán dẫn.
  • Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Thiết kế vi mạch ASIC (application-specific integrated circuit), VLSI (Very Large-Scale Integration) hoặc SoC (System on Chip); Sử dụng công nghệ Synopsys/Cadence/Mentor Graphics.
  • Có năng lực công bố khoa học (bài báo khoa học, sáng chế, …).
Giảng viên, Ngành Kỹ thuật máy tính (Khoa Kỹ thuật máy tính)
  •  Giảng dạy bậc đại học các môn học cơ sở ngành cho ngành Thiết kế vi mạch và Kỹ thuật máy tính như: Vi xử lý/Vi điều khiển, Thiết kế hệ thống nhúng, Công nghệ Robotics, Công nghệ IoT (Internet of Things), Trí tuệ nhân tạo cho IoT, Tính toán biên.
  • Giảng dạy bậc sau đại học các môn học ngành Kỹ thuật máy tính hướng IoT như: Công nghệ IoT nâng cao, Công nghệ trí tuệ nhân tạo cho IoT, Công nghệ tính toán biên nâng cao, Thiết kế hệ thống thông minh.
  • Hướng dẫn đề tài, đồ án, khoá luận tốt nghiệp cho sinh viên đại học, luận văn tốt nghiệp cho học viên cao học.
  • Thực hiện nghiên cứu khoa học các cấp.
  • Có bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật máy tính (Thiết kế vi mạch hoặc phần cứng, thiết kế hệ thống nhúng và Robotics, Công nghệ bán dẫn).
  • Có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Hệ thống nhúng, IoT, Intelligent Control, AMR (Autonomous Mobile Robots) và Smart System; Sử dụng Synopsys/Cadence/Mentor Graphics.
  • Có năng lực công bố khoa học (bài báo khoa học, sáng chế, …).
Giảng viên, ngành Khoa học Dữ liệu (Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin)
  • Giảng dạy, phát triển các môn học thuộc chuyên ngành Khoa học dữ liệu như: Học máy, Học sâu, Thống kê và xác suất chuyên sâu, Nhận dạng và tổng hợp giọng nói, Deep learning trong Khoa học dữ liệu, Xử lý dữ liệu lớn, Khoa học dữ liệu cho nông nghiệp, Khoa học dữ liệu cho y tế…
  • Hướng dẫn đề tài, luận văn, luận án cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.
  • Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (nghiên cứu khoa học chuyên môn và hướng dẫn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu khoa học).
  • Có bằng Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính (Khoa học dữ liệu) hoặc Toán – Tin (Thống kê, Khoa học dữ liệu).
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực về Khoa học dữ liệu.
  • Có năng lực công bố khoa học (bài báo khoa học, sáng chế,…).
Giảng viên, ngành Toán học (Bộ môn Toán – Lý)
  • Giảng dạy các môn Toán cho bậc đại học (Đại số tuyến tính, Cấu trúc rời rạc, Xác suất thống kê, Giải tích), bậc sau đại học (khi có yêu cầu).
  • Nghiên cứu khoa học: thực hiện đề tài khoa học, công nghệ các cấp (ĐHQG-HCM, cấp cơ sở,…); công bố bài báo khoa học hàng năm ở các Tạp chí/Hội nghị trong và ngoài nước (có chỉ số ISI/ SCIE/Scopus,…).
  • Tham gia huấn luyện, ôn tập Olympic Toán học sinh viên hàng năm (gồm môn Giải tích, Đại số).
  • Thực hiện các công việc khác theo phân công của Trưởng Bộ môn Toán – Lý.
  • Có bằng Tiến sĩ chuyên ngành Toán. Ưu tiên các ứng viên có học hàm Giáo sư/Phó Giáo sư; có chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp; Giảng viên chính.
  • Có kinh nghiệm giảng dạy đại học/sau đại học. Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng Olympic Toán học sinh, sinh viên.
  • Có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học: đã chủ nhiệm/tham gia đề tài khoa học, công nghệ các cấp; có các công bố khoa học có chỉ số ISI/ SCIE/Scopus,…trên các Tạp chí/Hội nghị trong và ngoài nước.
Nghiên cứu viên, ngành Hệ thống thông tin (Phòng Thí nghiệm Hệ thống thông tin)
  •  Nghiên cứu về lĩnh vực Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu, thực hiện các dự án khoa học các cấp.
  • Hướng dẫn đề tài, khóa luận, luận văn, luận án cho sinh viên, học viên cao học
  • Có bằng Tiến sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin hoặc ngành Công nghệ Thông tin, các ngành có liên quan.
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực về Hệ thống thông tin (Hệ thống thông tin tri thức, Hệ thống thông tin di động, Hệ thống thông tin hình ảnh và không gian), Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu…
  • Có năng công bố khoa học (bài báo tại các hội nghị, tạp chí thứ hạng cao: Hội nghị Rank A, A*, tạp chí ISI uy tín).
  • Nắm vững các quy định về nghiên cứu khoa học, các Luật về Sở hữu trí tuệ, Luật Giáo dục.
Nghiên cứu viên, ngành Khoa học máy tính (Phòng Thí nghiệm Truyền thông đa phương tiện)
  • Nghiên cứu các chủ đề về Deep learning, Computer Vision, Natural Language Processing.
  • Hướng dẫn đề tài, khóa luận, luận văn, luận án cho sinh viên, học viên cao học
  • Có bằng Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính hoặc ngành Công nghệ Thông tin, các ngành có liên quan.
  • Có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực về Trí tuệ nhân tạo, Xử lý ảnh và video, Nhận dạng ảnh, An ninh thông tin, Máy tìm kiếm sự kiện…
  • Có khả năng công bố khoa học (bài báo tại các hội nghị, tạp chí thứ hạng cao: Hội nghị Rank A, A*, tạp chí ISI uy tín).
  • Nắm vững các quy định về nghiên cứu khoa học, các Luật về Sở hữu trí tuệ, Giáo dục Đào tạo.

CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA ĐƠN VỊ

  • Lương theo quy định của Nhà nước (Tiến sĩ có hệ số 3.0): 7.020.000 đồng/tháng.
  • Lương theo vị trí việc làm: 18.000.000 đồng/tháng.
  • Được hỗ trợ các bài báo khoa học thuộc danh mục ISI/Scopus, mức hỗ trợ tối đa 200.000.000 đồng/năm.
  • Trong 01 năm đầu, được cấp 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (kinh phí 35.000.000 đồng).

HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ
YÊU CẦU HỒ SƠ

Ứng viên chuẩn bị một bộ hồ sơ năng lực theo yêu cầu như sau:

– Thư trình bày nguyện vọng;
– Thư giới thiệu từ đơn vị cũ hoặc thư giới thiệu từ những thầy/cô hướng dẫn hoặc những chuyên gia có uy tín.

– Lý lịch khoa học;
–  Kế hoạch phát triển của cá nhân trong 5 năm nếu trúng tuyển;
– Thuyết minh đề tài theo mẫu của ĐHQG-HCM;
– Các tài liệu minh chứng năng lực, kinh nghiệm công tác, thành tích phù hợp với yêu cầu vị trí thu hút.
PHƯƠNG THỨC NỘP HỒ SƠ

Ứng viên chuẩn bị hồ sơ và gửi về ĐHQG-HCM trước ngày 30/9/2024 thông qua một trong hai phương thức:

– Trực tiếp tại trang web: vnu350.vnuhcm.edu.vn;
– Thư điện tử vnu350@vnuhcm.edu.vn;
Nếu lĩnh vực mà ứng viên quan tâm, không có trong danh mục tuyển dụng của các đơn vị thì ứng viên có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho ĐHQG-HCM.

Ứng viên có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại đơn vị và đăng ký tham gia theo Chương trình VNU350 của ĐHQG-HCM.

Ứng viên chỉ đăng ký ở một vị trí, một đơn vị phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực của mình. Hồ sơ đăng ký không hoàn trả lại.

Ghi chú: Ứng viên chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ minh chứng. Các trường hợp khai man, giả mạo hồ sơ sẽ bị hủy kết quả và xử lý theo quy định.

ĐHQG-HCM sẽ thông báo kết quả trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày cuối cùng nhận hồ sơ.

*****Đính kèm:

Mẫu Lý lịch Khoa học

Mẫu Thuyết minh đề tài

Nguồn tin: vnu350.vnuhcm.edu.vn