word-the-cao

142 câu hỏi và đáp án ôn thi viên chức Y tế môn chuyên ngành vị trí Y sĩ Y học cổ truyền

Giá: 60,000

Tài liệu gồm 3 file có định dạng DOC (Word) bao gồm 142 câu hỏi và đáp án cùng biểu điểm về các nội dung sau:

– Bệnh học và điều trị nội khoa, PGS,TS Nguyễn Thị Bay, Nhà xuất bản Y học, 2007.

– Châm cứu học, TS-BS Phan Văn Chí Hiếu, Nhà xuất bản Y học, 2002

– Lý luận cơ bản, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

– Xoa bóp, Phạm Huy Hùng, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, 2011.

– Phương pháp dưỡng sinh, Phạm Huy Hùng, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, 2004.

Y học cổ truyền tập I, GS. Trần Thúy – PGS. Phạm Duy Nhạc – GS. Hoàng Bảo Châu, Khoa Y học cổ truyền –  Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2005.

Y học cổ truyền tập II, GS. Trần Thúy – PGS. Phạm Duy Nhạc – GS. Hoàng Bảo Châu, Khoa Y học cổ truyền –  Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2005.

Ngoại Y học cổ truyền, PGS.TS Phạm Văn Trịnh – TS Lê Lương Đống, Trường Đại Học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2012.

Điều dưỡng cơ bản II (sách đào tạo cử nhân điều dưỡng), ThS.ĐD.Trần Thị Thuận, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2007.

Giáo trình Châm cứu, PGS.TS Nghiêm Hữu Thành – PGS.TS Nguyễn Bá Quang, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, 2011.

Bài giảng Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, 2012.

Bệnh học Ngoại Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, 2010.

Châm cứu tập 1, Trường Đại học Y Hà Nội, 2009.

Đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2016 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh.

Bệnh học Nội khoa y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2012.

– Bài giảng Y học cổ truyền tập I, Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2003.

– Bài giảng Y học cổ truyền tập II, Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2005.

– Phương tễ học, Bộ môn Y học cổ truyền cơ sở – Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.

– Y lý Y học cổ truyền, ThS Ngô Anh Dũng, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2008.

– Giáo trình Lý luận cơ bản, Bộ môn Y học cổ truyền cơ sở – Khoa Y học cổ truyền-Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.

– Châm cứu học tập II, TS.BS. Phan Quang Chí Hiếu, Nhà xuất bản Y học.

 

Một số câu hỏi mô tả tài liệu:

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa âm dương, các quy luật hoạt động?

Đáp án:

Nội dung Điểm
Âm dương là hai thuộc tính cấu tạo nên sự vật, hiện tượng. 15
Chúng  luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong. 10
Các quy luật hoạt động: Âm dương đối lập với nhau. 10
Âm dương hỗ căn. 10
Âm dương tiêu trưởng. 10
Âm dương bình hành. 10
Tổng điểm 65

 

Câu 2: Anh (chị) hãy  trình bày định nghĩa ngũ hành, các quy luật hoạt động?

Đáp án

Nội dung Điểm
Ngũ hành là 5 loại vật chính: 5,0
Kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả (lửa), thổ (đất) và đem các hiện tượng trong thiên nhiên và trong cơ thể con người xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. 10
 Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hoá của các chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể. 10
Các quy luật hoạt động của ngũ hành:

Ngũ hành tương sinh

10
Ngũ hành tương khắc 10
Ngũ hành tương thừa 10
Ngũ hành tương vũ.                             10
Tổng điểm 65

         

Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày tóm tắt tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của Danh y Hải  Thượng Lãn Ông ?

Đáp án:

Nội dung Điểm
Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân), một nho gia và danh y Việt Nam vào cuối đời Hậu Lê 10
Ông sinh năm 1720  mất năm 1791. Người xã Liêu xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay thuộc phủ Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 10
Lúc còn trẻ, ông đã nổi tiếng hay chữ. Đến năm 20 tuổi, ông xếp bút nghiên để tòng quân. Đang ở trong quân ngũ, ông phải về quê ngoại là xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn, trấn Nghệ An (nay là tỉnh Hà Tĩnh) để phụng dưỡng mẹ già 10
Năm 1782, ông được quan Chính Đường (Huy Quận Công Hoàng Đình Bảo) tiến cử lên kinh đô chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán (con chúa Trịnh Sâm và Tuyên Phi Đặng Thị Huệ). 10
Tuy việc chữa bệnh không thành, ông đã phải ở kinh đô trong khoảng một năm. Sau khi về Hương Sơn, ông ghi lại những điều mắt thấy tai nghe tại kinh đô trong tác phẩm Thượng Kinh Ký Sự. 10
Bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong 40 năm, là bộ bách khoa thư về y học của Việt Nam vào thế kỷ XVIII 10
Y huấn cách ngôn của ông là 9 câu cách ngôn về y đức, thể hiện tấm lòng cao cả của một thầy thuốc 5,0
Tổng điểm 65