word-the-cao

30 Câu hỏi và đáp án thi công chức Sở Ngoại vụ

Giá: 60,000

Tài liệu dài 40 trang word, gồm 30 Câu hỏi và đáp án thi công chức Sở Ngoại vụ.

Bao gồm các tài liệu sau:

– Nghị định 80/2020/NĐ-CP Quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam
– Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020
– Nghị định 72/2015/NĐ-CP Về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại
– Hiến chương ASEAN 2007
– Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam
– Thông tư số 03/2021/TT-BNG của Bộ Ngoại giao hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác đối ngoại của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Luật Điều ước quốc tế năm 2016
– Nghị định số 58/2022/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
– Luật Biên giới quốc gia năm 2003
– Nghị định 08/2003/NĐ-CP Về hoạt động của Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế
– Quyết định 06/2020/QĐ-TTg Về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam
– Luật cơ quan đại diện nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009
– Luật số 19/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

30 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI CÔNG CHỨC SỞ NGOẠI VỤ

Câu 1: Nêu những nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam Quy định tại Nghị định số Nghị định 80/2020/NĐ-CP ngày 08/07/2020 của Chính phủ?

Trả lời: Theo Quy định tại Nghị định 80/2020/NĐ-CP ngày 08/07/2020 của Chính phủ:

Nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ

– Quản lý và sử dụng viện trợ phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Các khoản viện trợ chỉ được tiếp nhận, thực hiện, sử dụng khi đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt. Nguồn tiền viện trợ phải là nguồn tiền, tài sản hợp pháp.

– Không tiếp nhận những hàng hóa (kể cả vật tư, thiết bị) thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong quản lý và sử dụng hiệu quả khoản viện trợ.

– Dòng tiền tiếp nhận và chi ra cho khoản viện trợ phải được thực hiện thông qua tài khoản tiếp nhận viện trợ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, được báo cáo đầy đủ theo quy định tại các Chương III, IV, V Nghị định này.

– Viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước phải được dự toán, hạch toán, quyết toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

– Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Chủ khoản viện trợ được phép tự quản lý và chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng viện trợ, kết quả sử dụng viện trợ, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với các nhà tài trợ. Chủ khoản viện trợ định kỳ báo cáo Cơ quan chủ quản để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.

– Sau 06 tháng kể từ ngày khoản viện trợ được phê duyệt, trường hợp khoản viện trợ vẫn chưa triển khai mà không có lý do chính đáng, cấp có thẩm quyền phê duyệt được thu hồi quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ đã ban hành. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm thông báo cho Bên cung cấp viện trợ về việc thu hồi quyết định phê duyệt khoản viện trợ.

 

Câu 2: Nêu các nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020?

Trả lời: Theo quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020:

Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế

– Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.

– Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật.

– Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.

– Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật này không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.

– Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.