word-the-cao

37 Câu hỏi thi và đáp án công chức Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhóm chuyên ngành Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

Giá: 60,000

Tài liệu dài 39 trang wrod, gồm 37 câu hỏi và đáp án thi công chức sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhóm chuyên ngành Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Bao gồm các tài liệu sau:

– Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH 2018 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
– Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VPQH 2018 Luật Chất lượng và sản phẩm hàng hóa
– Luật an toàn thực phẩm năm 2010
– Luật 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch
– Luật Thủy sản 2017
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
– Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ
– Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
– Nghị định 119/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
– Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử
– Nghị định 42/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
– Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT Quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
– Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
– Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT.

 

37 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI CÔNG CHỨC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

NHÓM CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN

Câu 1. Theo Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH 2018 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, khái niệm: “Tiêu chuẩn”, “công bố hợp quy”, “công bố hợp chuẩn”; “chứng nhận hợp quy”, “chứng nhận hợp chuẩn” được hiểu như thế nào ?
Trả lời:
Theo Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH 2018 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Câu 2. Theo Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH 2018 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật, được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Theo Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH 2018 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật:
1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế – xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.
4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:
a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế – xã hội;
b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;
c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

Câu 3. Theo Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH 2018 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hãy cho biết việc xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Theo Văn bản hợp nhất số 31/VBHN-VPQH 2018 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
Xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở:
1. Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật này tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.
2. Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.
3. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.