word-the-cao

Bộ đề thi viết và trắc nghiệm chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ (Có đáp án)

Giá: 60,000

Bộ đề thi viết và trắc nghiệm (Có đáp án) chuyên ngành Văn thư – Lưu trữ bao gồm:

– 20 đề thi viết, mỗi đề thi có 3 câu hỏi.

– 200  câu hỏi trắc nghiệm.

Tài liệu gồm các văn bản:

– Luật Lưu trữ

– Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

– Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu

– Thông tư 04/2013/TT-BNV Hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức

– Nghị định 01/2013/NĐ-CP

Mô tả tài liệu: 

BỘ ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC TỈNH 

MÔN THI VIẾT NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH

VĂN THƯ – LƯU TRỮ

————

Đề số 1:

Câu 1. Anh (Chị) hãy nêu: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được quy định tại Luật Lưu trữ ? Chính sách của Nhà nước về lưu trữ?

Trả lời: Theo quy định tại Luật Lưu trữ:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

– Luật này quy định về hoạt động lưu trữ; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ; hoạt động dịch vụ lưu trữ và quản lý về lưu trữ.

– Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và cá nhân.

Chính sách của Nhà nước về lưu trữ

– Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.

– Tập trung hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động lưu trữ.

– Thừa nhận quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ; khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng, ký gửi, bán tài liệu lưu trữ của mình cho Nhà nước, đóng góp, tài trợ cho hoạt động lưu trữ và thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ.

– Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lưu trữ.

 

Câu 2. Theo quy định hiện hành của nhà nước, quản lý nhà nước về công tác văn thư gồm có bao nhiêu nội dung? Hãy kể tên các nội dung đó?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư:

Nội dung quản lý nhà nước về công tác văn thư bao gồm 7 nội dung::

– Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư.

– Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư.

– Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.

– Quản lý đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.

– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư.

– Hợp tác quốc tế trong công tác văn thư.

– Sơ kết, tổng kết công tác văn thư.

 

Câu 3. Anh (chị) hãy cho biết Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu? Điều kiện sử dụng con dấu?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP Về quản lý và sử dụng con dấu:

Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu

– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

– Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.

– Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

– Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.

Điều kiện sử dụng con dấu

– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong vănbản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.

– Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.

– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

b) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;

c) Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.

BỘ ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC TỈNH

MÔN THI TRẮC NGHIỆM NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH VĂN THƯ – LƯU TRỮ

Câu 1: Anh (Chị) chọn phương án đúng: Luật Lưu trữ được Quốc Hội thông qua ngày, tháng, năm nào?

A. ngày 10 tháng 11 năm 2001.

B. ngày 11 tháng 10 năm 2012.

C. ngày 21 tháng 11 năm 2011.

D. ngày 11 tháng 11 năm 2011.

 

Câu 2; Theo Anh (Chị) Điều mấy của Luật Lưu trữ quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ?

A. Điều 2.

B. Điều 1.

C. Điều 3.

D. Điều 4.

 

Câu 3: Anh (Chị) hãy cho biết phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Lưu trữ có mấy khoản thuộc điều mấy ?

A. 3 khoản thuộc điều 2.

B. 2 khoản thuộc điều 2.

C. 3 khoản thuộc điều 1.

D. 2 khoản thuộc điều 1.

 

Câu 4: Anh (Chị) hãy cho biết Khoản 1 điều 1 của Luật Lưu trữ quy định về mấy nội dung ?

A. 3 nội dung.

B. 4 nội dung.

C. 5 nội dung.

D. 6 nội dung.

 

Câu 5: Anh (Chị) hãy cho biết Khoản 2 điều 1 của Luật Lưu trữ áp dụng đối với?

A. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và cá nhân

B. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và cá nhân

C. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và cá nhân

D. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức)