Mô tả tài liệu:
Tài liệu dài 70 trang word, gồm 50 câu hỏi có đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Lao động Thương binh và Xã hội. Tài liệu có các nội dung sau:
– Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09-12-2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng.
– Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ : Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
– Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
– Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
– Luật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội Luật Người khuyết tật.
– Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
– Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội.
– Luật số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội Luật Việc làm
– Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
– Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội Luật Giáo dục.
– Luật số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội Luật Bảo hiểm xã hội
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
– Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
– Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019
– Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
– Luật số 73/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 Luật Bình đẳng giới
– Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới.
– Luật số 102/2016/QH13 Luật Trẻ em
– Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
– Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
– Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 8/6/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
– Thông tư liên tịch số 45/2014/TTLT- BYT-BLĐTBXH ngày 25/11/2014 của Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh
– Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
Tham khảo tài liệu:
NGÂN HÀNG CÂU HỎI VIẾT THI CÔNG CHỨC
Chuyên ngành: LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Câu 1. Anh (chị) hãy cho biết các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sỹ theo quy định tại Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09-12-2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng?
Đáp án:Chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sỹ theo quy định tại Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09-12-2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng:
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ
1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;
b) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.
4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sĩ hoặc có hai con liệt sĩ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
6. Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ.
7. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
8. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
9. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
10. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
a) Trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế.
11. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đáng hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
12. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.
Câu 2. Anh (chị) hãy cho biết điều kiện xác nhận thương binh theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng?
Đáp án:
Điều kiện xác nhận thương binh theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:
1. Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh):
a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;
d) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;
đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;
h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.
2. Không xem xét xác nhận thương binh đối với:
a) Những trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị;
b) Những trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Câu 3. Anh (chị) hãy cho biết điều kiện xác nhận bệnh binh và chế độ ưu đãi đối với bệnh binh theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng?
Đáp án:
Điều kiện xác nhận bệnh binh theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:
1. Người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là bệnh binh:
a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
c) Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;
d) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Làm nghĩa vụ quốc tế mà mắc bệnh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp mắc bệnh trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là bệnh binh;
e) Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;
g) Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
h) Mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, đ Khoản này đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần;
i) Đã có đủ 15 năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân nhưng không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí.
2. Không xem xét xác nhận bệnh binh đối với những trường hợp bị bệnh do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị.
Chế độ ưu đãi đối với bệnh binh theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:
1. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.
Trường hợp có bệnh tật đặc biệt nặng: Cụt hoặc liệt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì không hưởng phụ cấp hàng tháng.
2. Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên sống ở gia đình được hưởng trợ cấp người phục vụ.
3. Trợ cấp hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.