word-the-cao

Ngân hàng Câu hỏi và Đáp án thi công chức chuyên ngành Văn hóa

Giá: 100,000

Mô tả tài liệu:

Tài liệu dài 64 trang word, gồm 39 câu hỏi có đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Văn hóa

Bao gồm các tài liệu sau:

– Luật Di sản văn hóa 2001
– Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 /6/ 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa

– Nghị định 131/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
– Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
– Nghị định số 01/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Nghị định số 142/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Nghị định 166/2018/NĐ-CP Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh
– Nghị định 144/2020/NĐ-CP Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
– Văn bản hợp nhất số 604/VBHN-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghị định ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
– Luật Điện ảnh năm 2006, sửa đổi năm 2009
– Thông tư số 04/2011/TT- BVHTTDL, ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
– Thông tư 30/2018/TT-BVHTTDL Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Luật Quảng cáo 2012
– Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch
– Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật

Tham khảo tài liệu:

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VIẾT THI CÔNG CHỨC

Chuyên ngành: VĂN HÓA

Câu 1: Hãy trình bày quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa theo quy định tại Luật Di sản văn hóa năm 2001?

Đáp án: Theo quy định tại Luật Di sản văn hóa năm 2001:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa theo quy định tại Luật Di sản văn hóa:

– Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;

– Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;

– Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

– Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

– Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.

 

Câu 2: Hãy trình bày hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; về giám định quyền tác giả, quyền liên quan và xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng Quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Quyền tác giả, Quyền liên quan?

Đáp án: Theo quy định tại Quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Quyền tác giả, Quyền liên quan:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoài phạm vi hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000đồng đối với hành vi thực hiện các hoạt động mà không có hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoài lĩnh vực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan để hoạt động.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về giám định quyền tác giả, quyền liên quan:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giám định về quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kết luận giám định sai sự thật để trục lợi.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Thẻ giám định viên, Giấy chứng nhận tổ chức giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.