word-the-cao

Ngân hàng Câu hỏi và Đáp án thi công chức chuyên ngành Văn thư Lưu trữ

Giá: 60,000

Mô tả tài liệu:

Tài liệu dài 63 trang word, gồm 46 câu hỏi có đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ

Bao gồm các tài liệu sau:

– Nghị định 30/2020/NĐ-CP Về công tác văn thư

– Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan

– Nghị định 99/2016/NĐ-CP Về quản lý và sử dụng con dấu

– Luật Lưu trữ 2011

– Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội X của Đảng được cụ thể hóa trong Chỉ thị nào của Thủ tướng Chính phủ

– Thông tư 09/2011/TT-BNV Quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức

– Thông tư 17/2014/TT-BNV Hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp

– Thông tư 2/2023/TT-BNV ngày 23/3/2023 của Bộ Nội vụ quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ.

– Nghị định 01/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Lưu trữ

Tham khảo tài liệu:

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VIẾT THI CÔNG CHỨC

Chuyên ngành: VĂN THƯ-LƯU TRỮ

Câu 1: Có mấy hình thức sao văn bản? Khái niệm các hình thức sao? Thể thức bản sao văn bản theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CPVề công tác văn thư ngày 05/03/2020?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP Về công tác văn thư ngày 05/03/2020:

Có 3 hình thức sao văn bản đó là: Sao y, Sao lục và Trích sao.

1. Sao y gồm: Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.

b) Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.

c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.

2. Sao lục

a) Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

b) Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.

3. Trích sao

a) Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

b) Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.

Thể thức bản sao văn bản sang định dạng điện tử

1. Hình thức sao

“SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.

2. Tiêu chuẩn của văn bản số hóa

a) Định dạng Portable Document Format (.pdf), phiên bản 1.4 trở lên.

b) Ảnh màu.

c) Độ phân giải tối thiểu: 200dpi.

d) Tỷ lệ số hóa: 100%.

Thể thức bản sao văn bản sang định dạng giấy :

a) Hình thức sao: “SAO Y” hoặc “SAO LỤC” hoặc “TRÍCH SAO”.

b) Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản.

c) Số, ký hiệu bản sao bao gồm số thứ tự đăng ký (được đánh chung cho các loại bản sao do cơ quan, tổ chức thực hiện) và chữ viết tắt tên loại bản sao theo Bảng chữ viết tắt và mẫu trình bày văn bản, bản sao văn bản tại Mục I Phụ lục III Nghị định này. Số được ghi bằng chữ số Ả Rập, bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

d) Địa danh và thời gian sao văn bản.

đ) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền sao văn bản.

e) Dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản.

g) Nơi nhận.

 

Câu 2: Theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP Về công tác văn thư, các thành phần thể thức của văn bản hành chính gồm những thành phần cấu thành văn bản nào? Văn bản hành chính bao gồm những loại nào?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP Về công tác văn thư:

Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính sau:

a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

c) Số, ký hiệu của văn bản.

d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

e) Nội dung văn bản.

g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

i) Nơi nhận.

Ngoài các thành phần quy định trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác:

a) Phụ lục.

b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.