word-the-cao

47 Câu hỏi tự luận môn Kiến thức chung Kỳ thi nâng ngạch, thăng hạng chuyên viên và tương đương

Giá: 50,000

Tài liệu dài 56 trang word, gồm 47 Câu hỏi tự luận môn Kiến thức chung Kỳ thi nâng ngạch, thăng hạng chuyên viên và tương đương.

Bao gồm các tài liệu sau:

– Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ ban hành về quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

– Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành

– Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi năm 2019

– Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi năm 2020

– Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính Phủ về Công tác Văn thư

– Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Bộ Nội vụ

Tham khảo tài liệu:

Câu 1: Anh/Chị trình bày các nguyên tắc chi phối mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp?

Trả lời:  Các nguyên tắc chi phối mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp

Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, nguyên tắc chi phối mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước dựa trên việc phân bổ quyền lực nhà nước theo các hướng khác nhau: thứ nhất quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhóm quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp), giao cho ba cơ quan nhà nước khác nhau độc lập nắm giữ, thứ hai quyền lực nhà nước là

thống nhất, không phân chia.

Theo hướng thứ nhất, để hạn chế việc lạm dụng quyền lực, hệ thống kiểm tra và cân bằng quyền lực giữa các tổ chức được trao quyền thực thi hoạt động quản lý nhà nước trên từng ngành quyền được thiết lập. Đó cũng chính là cách thức tác động qua lại giữa các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước với nhau.

Theo hướng này, có hai mô hình tổ chức thực thi quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước

Mô hình tổ chức bộ máy thực thi quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập.

Các bộ phận cấu thành bộ máy thực thi ba loại quyền lực nhà nước nêu trên độc lập với nhau trên những nguyên tắc mối một bộ máy không phụ thuộc vào nhau và hoạt động mang tính độc lập. Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước dựa trên tam quyền phân lập, nhưng giữa các bộ phận cấu thành thực thi các loại quyền lực đó có những phần liên hệ với nhau (mềm dẻo).

Giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành từ bộ máy thực thi quyền lực nhà nước có sự phối kết hợp với nhau. Có những loại công việc được cả hai bộ phận cùng thực hiện.

Theo hướng thứ hai, quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất không phân chia nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành ba tổ chức thực thi các loại quyền trên và mối quan hệ, phối hợp giữa chúng.

Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất tập trung, không phân chia nhưng có sự phân công, phối hợp trong việc thực thi các loại quyền lực nhà nước. Điều đó được khẳng định bởi Hiến pháp 1992 và 1992 sửa đổi. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội sẽ quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến bộ máy nhà nước bao gồm cả hệ thống các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp

 

Câu 2: Anh/Chị trình bày những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước?

Trả lời:  Những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước

Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước

Mỗi tổ chức được thành lập để nhằm đạt được các mục tiêu của nó. Mục tiêu của các tổ chức hướng đến không giống nhau, nó tuỳ thuộc vào từng loại hình các tổ chức đó. Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và mục tiêu của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước nói riêng có những đặc điểm khác biệt với mục tiêu của các loại tổ chức khác.

+ Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước do pháp luật quy định. Tất các các cơ quan cấu thành cả bộ máy hành chính nhà nước đều hướng đến một mục tiêu chung là thực thi quyền hành pháp, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Tất cả các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đều hướng đến các mục tiêu mang tính chính trị của đảng chính trị cầm quyền, hay giai cấp cầm quyền. Đây là sự khác biệt rất cơ bản trong mục tiêu của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nước nói riêng cũng như bộ máy hành chính nhà nước nói chung. Bộ máy hành chính nhà nước là một thiết chế chính trị – hành chính, là công cụ để thực thi các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền hay giai cấp cầm quyền.

+ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước bên cạnh các mục tiêu thực hiện chức năng mang tính quản lý, nó còn phải mang tính phục vụ cho nhân dân, cho lợi chung của cộng đồng, các sản phẩm của quản lý hành chính nhà nước thường không mang tính lợi nhuận, kinh doanh.

Cách thức thành lập hay vị trí pháp lý của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước

Mỗi cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước có một cách thức thành lập riêng trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên các quy định chặt chẽ của pháp luật, các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước chỉ được thành lập khi có các văn bản quy phạm pháp luật cho phép.

Các văn bản pháp luật cho phép thành lập mang lại các địa vị pháp lý khác nhau cho từng cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chi nhà nhà nước. Địa vị pháp lý của từng cơ quan được xác định rõ ràng trong các hoạt động của từng cơ quan, tổ chức và của cả bộ máy hành chính nhà nước.

Mỗi cơ quan, tổ chức được thành lập để thực hiện một hoặc một nhóm chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm tính chất độc lập tương đối và tạo thành chỉnh thể cho bộ máy hành chính nhà nước.

Vấn đề quyền lực – thẩm quyền

Quyền lực của các tổ chức nói chung là sức mạnh, là điều kiện cần để cho các tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của mình, quyền lực đó phải được tạo ra hoặc do các cơ quan có thẩm quyền trao cho nó.

Bộ máy hành chính nhà nước được nhà nước trao cho quyền lực của nhà nước để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Đây là quyền lực đặc biệt của nhà nước, bắt buộc xã hội và công dân phải thi hành các quyết định trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền lực của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước được trao mang tính pháp lý, thể hiện:

– Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật buộc các cơ quan cấp dưới trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, các tổ chức khác trong xã hội, và công dân phải chấp hành, thực hiện.

– Quyền kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quyết định quản lý.

– Tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục, khen thưởng ,kỷ luật, và cưỡng chế khi cần thiết trong quản lý hành chính nhà nước.

Thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước là sự phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao. Mỗi cơ quan hành chính nhà nước được trao một hoặc một nhóm chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đồng thời với chức năng nhiệm vụ đó, các cơ quan này cũng được nhà nước trao cho những quyền lực tương xứng để thực thi nhằm đạt hiệu lực, hiệu quả cao nhất. Sự phù hợp giữa chức năng, nhiệmvụ với quền hạn được trao tạo thành thẩm quyền pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động.

Tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để hoạt động. Thẩm quyền chung được trao cho những tổ chức hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên những quy mô rộng và nhiều lĩnh vực, vừa mang tính chất ngành, vừa mang tính chất lãnh thổ ,ví dụ như Chính phủ, UBND các cấp.Thẩm quyền riêng được trao cho những tổ chức thực hiện chức năng quản lý hành chính theo ngành hoặc các lĩnh vực cụ thể, ví dụ như các bộ, ngành…Sự phân chia theo ngành, lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước giúp cho việc thực thi quyền hành pháp của bộ máy hành chính nhà nước được chuyên môn hoá, tuy nhiên sự phân chia này có thể chỉ là tương đối.

Quy mô hoạt động

Quy mô hoạt động của một tổ chức nói chung là một phạm trù được thể hiện trên nhiều góc độ như các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy, nhân sự, và không gian tác động, các đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động quản lý của nó. Nói đến quy mô của một tổ chức là nói đến sự lớn, nhỏ của các tổ chức đó. Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống tổ chức có quy mô rộng lớn nhất cả về tổ chức cũng như hoạt động trong xã hội.

Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống từ trung ương đến địa phương, bảo đảm các chức năng trong quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực được trao. Từng bộ phận cấu thành của hệ thống đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực hay lãnh thổ cũng là những tổ chức có quy mô rất lớn.

Vấn đề nguồn lực

Nguồn lực cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước được chia thành hai nhóm:

+ Nguồn nhân lực: đó là con người làm việc trong các cơ quan tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước, họ là người của Nhà nước, được Nhà nước thuê và sử dụng, họ phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước. Mỗi người được trao một nhiện vụ cụ thể theo từng vị trí, chức vụ.

Những người làm việc trong các cơ quan, tổ chưc của bộ máy hành chính nhà nước là những người thực thi những công việc đặc biệt : thực thi công vụ, họ được nhà nước quản lý và sử dụng theo các quy định riêng của pháp luật.

+ Nguồn tài chính: nguồn tài chính để cho các tổ chức hành chính nhà nước hoạt động cũng như chi trả lương cho đội ngũ công chức lấy từ ngân sách của nhà nước. Các hoạt động chi tiêu liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước được tuân thủ theo pháp luật, được kiểm soát chặt chẽ bởi kiểm toán nhà nước. Sự kiểm soát này nhằm bảo đảm cho việc sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả cao nhất, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.