word-the-cao

Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Luật Giá số 11/2012/QH13

Giá: Miễn phí!

Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án Luật Giá số 11/2012/QH13 có 11 câu hỏi như sau:

Câu 1: Nguyên tắc quản lý giá được quy định trong Luật Giá số 11/2012/QH13 không bao gồm:

a. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.

b. Quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

c. Nhà nước thực hiện điều tiết giá để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;

d. B và C

 

Cau 2: Luật Giá số 11/2012/QH13 quy định nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá:

a. Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giá phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội;

b. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá;

c. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lý thi, cấp và thu hồi thẻ thẩm định viên về giá, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;

d. Tất cả các phương án trên

 

Câu 3: Hành vi nào dưới đây bị cấm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của Luật Giá số 11/2012/QH13:

a. Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vào quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;

b. Tố cáo vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá;

c. Tiết lộ, sử dụng thông tin do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d. A và C

 

Câu 4: Luật Giá số 11/2012/QH13 quy định hoat động điều tiết giá của nhà nước bao gồm:

a. Bình ổn giá; Định giá; Xây dựng khung giá;

b. Bình ổn giá; Định giá; Hiệp thương giá;

c. Bình ổn giá; Định giá; Hiệp thương giá; Kiểm tra yếu tố hình thành giá;

d. Bình ổn giá; Định giá; Hiệp thương giá; Giá trần giá sàn.

 

Câu 5: Luật Giá số 11/2012/QH13 quy định trường hợp nào dưới đây thực hiện bình ổn giá:

a. Giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường;

b. Khi mặt bằng giá có biến động;

c. Hàng hóa thuộc độc quyền của nhà nước;

d. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 6: Luật Giá số 11/2012/QH13 quy định biện pháp bình ổn giá bao gồm:

a. Điều hòa cung cầu hàng hoá, mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;

b. Sử dụng thuế đánh vào tiêu dùng;

c. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;

d. A và C

 

Câu 7: Theo Luật Giá số 11/2012/QH13, một trong các nguồn thành lập quỹ bình ổn giá:

a. Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ; Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;

b. Viện trợ của Chính phủ nước ngoài;

c. Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ; Tự nguyện đóng góp hoặc viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;

d. Ngân sách nhà nước cấp.

 

Câu 8: Theo Luật Giá số 11/2012/QH13, Nhà nước định giá đối với hàng hóa, dịch vụ nào dưới đây:

a. Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;

b. Tài nguyên quan trọng;

c. Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

d. Tất cả các phương án trên

 

Câu 9: Luật Giá số 11/2012/QH13 quy định các hình thức định giá, loại trừ:

a. Mức giá cụ thể;

b. Chi phí sản xuất và lợi nhuận hợp lý;

c. Khung giá;

d. Mức giá tối đa, mức giá tối thiểu.

 

Câu 10: Theo Luật Giá số 11/2012/QH13, bình ổn giá là:

a. Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và làm trung gian cho bên mua và bên bán thương lượng về mức giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ;

b. Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.

c. Là việc nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.

d. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 11: Theo Luật Giá số 11/2012/QH13, hiệp thương giá là:

a. Nhà nước áp dụng các biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ, hành chính… tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý;

b. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và làm trung gian cho bên mua và bên bán thương lượng về mức giá mua, giá bán theo đề nghị của một trong hai bên hoặc cả hai bên mua, bán hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.

d. Tất cả các phương án trên.