word-the-cao

Ngân hàng Câu hỏi và Đáp án thi công chức chuyên ngành Trồng trọt – Lâm nghiệp

Giá: 50,000

Mô tả tài liệu:

Tài liệu dài 77 trang word, gồm 68 câu hỏi có đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Trồng trọt – Lâm nghiệp.

Bao gồm các tài liệu sau:

1. Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

2. Nghị định số 04/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

3. Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 của Quốc hội ngày 25 tháng 11 năm 2013.

4. Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

5. Thông tư số: 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của BNNPTNT Hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT.

6. Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 về việc Ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

7. Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

8. Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

9. Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015 Quy định về kiểm dịch thực vật nội địa.

10. Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

11. Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

12. Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/ 2017 của Quốc hội: Luật Lâm nghiệp.

13. Nghị định 156/2018/NĐ-CP chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

14. Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước.

15. Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ: quy định về quản lý phân bón của Chính phủ.

16. Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ: phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.”

Tham khảo tài liệu:

Câu 1. Anh (chị) hãy cho biết đối với hành vi vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật nội địa sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Trả lời: Theo Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật: Hành vi vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật nội địa

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng công bố dịch là đối tượng kiểm dịch thực vật ra vùng khác.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển, bốc dỡ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ không đúng địa Điểm quy định trong Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa;

b) Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đưa đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ ra các vùng trong lãnh thổ Việt Nam;

b) Vận chuyển, lưu thông vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã có kết luận bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ mà không thực hiện đúng quy định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;

c) Không chấp hành các biện pháp khoanh vùng, bao vây, tiêu diệt ổ dịch, đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ theo quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không chấp hành các biện pháp xử lý đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định, quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với việc xử lý đối tượng kiểm dịch thực vật.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lây lan đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 và 5 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, 5 Điều này.

 

Câu 2. Anh (chị) hãy cho biết hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ: quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật?

Trả lời: Theo Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật: Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu thuốc thành phẩm trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam không đúng nhà sản xuất trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam;

b) Nhập khẩu thuốc thành phẩm trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam có thời hạn sử dụng dưới 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi thuốc đến Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam làm chất chuẩn dùng trong hoạt động thử nghiệm mà không có Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, thuốc kỹ thuật không đảm bảo chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Nhập khẩu thuốc thành phẩm hoặc thuốc kỹ thuật không có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam mà không có Giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm hoặc thuốc kỹ thuật hết hạn sử dụng, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh;

c) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có Giấy phép nhưng không đúng loại thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật ghi trong giấy phép;

d) Đưa vào sản xuất, lưu thông hoặc không bảo quản nguyên trạng thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, thuốc kỹ thuật nhập khẩu khi chưa có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu không có Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các loại thuốc chứa hoạt chất methyl bromide hoặc thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc tái xuất thuốc bảo vệ thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này;

Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được tái xuất thì người có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 33 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

b) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.