Tài liệu gồm 178 trang word.
Tham khảo tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG THI TUYỂN VIÊN CHỨC
MÔN THI LÝ THUYẾT: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM, AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN LÝ Y TẾ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
– Trình bày được định nghĩa và nguyên tắc quản lý theo mục tiêu
– Trình bày và giải thích được chu trình quản lý
– Kể được sự cần thiết áp dụng quản lý để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe.
II. NỘI DUNG
1. Quản lý là gì?
Quản lý từ những góc độ khác nhau được định nghĩa như sau:
– Quản lý là làm cho mọi việc cần làm phải được mọi người làm.
– Quản lý là sử dụng có hiệu quả (sử dụng tốt nhất) những nguồn tài nguyên (nhân lực, vật lực, tài lực …) có trong tay, để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.
– Quản lý là làm cho tất cả mọi người, mọi bộ phận hoạt động đều có hiệu quả (nhấn mạnh tới nguồn nhân lực- nguồn tài nguyên quý nhất) để đạt được mục tiêu nào đó.
– Quản lý là đưa ra những quyết định: làm việc này, chưa làm việc kia, không làm việc đó, việc này phải làm như thế này để đạt được mức như thế này (làm được bao nhiêu), việc này phải làm ở đâu, khi nào làm, bao giờ thì phải xong…
– Các quyết định phải đưa ra đúng chỗ – vào lúc cần thiết – ai quyết định – quyết định gì – khi nào – ở đâu.
2. Nguyên tắc quản lý
– Quyết định đúng
Trong hoàn cảnh hiện tại của nước ta, tùy vào điều kiện cụ thể, hoàn cảnh thực tế mà việc đưa ra những quyết định đúng là rất khó khăn cho người quản lý. Trong một cơ sở y tế, có rất nhiều công việc phải làm, người quản lý phải quyết định hiện tại không làm việc “a”, chưa làm việc “b”, tập trung làm việc “c” và làm được bao nhiêu, ai làm, làm bằng những nguồn lực cụ thể nào, bao giờ xong, sản phẩm cuối cùng là gì.
Tóm lại: Ra quyết định phải đúng: đúng chỗ, đúng thời điểm…. Do đó, cần phải đưa ra những mục tiêu, những chỉ tiêu đúng, mục tiêu đúng là mục tiêu sát hợp, vừa sức (tương xứng với các nguồn lực).
– Sử dụng tốt các nguồn lực
– Người quản lý giỏi là sử dụng các “nguồn lực” của cơ quan tốt, để có nhiều sản phẩm, “nhiều lãi” phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phát triển cơ quan của mình. Cần phải phân công/ điều hành/ phối họp hài hoà giữa các thành viên với các công việc, các nguồn lực trong cơ quan, trong cộng đồng để hoàn thành các nhiệm vụ, các mục tiêu, các kế hoạch …
– Quản lý cũng phải biết thay thế các nguồn tài nguyên. Khi các nguồn tài nguyên đang sử dụng bị thiếu hoặc đắc, cần phải tìm nguồn tài nguyên thích hợp thay thế. Kể cả nguồn tài nguyên quí nhất là con người, cũng cần được lưu ý: đào tạo liên tục, thay thế vị trí cho thích hợp hoặc trẻ hoá …
– Uỷ quyền: Quản lý là phải biết đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn cũng như ủy quyền khi cần thiết. Người quản lý phải dưỡng các thành viên dưới quyền, nhất là người kế cận, người thay thế. Phải tin tưởng đồng nghiệp. Không độc đoán, bao biện, nhất là chia sẻ trách nhiệm và uỷ quyền khi cần thiết.