TÀI LIỆU MÔN LÝ THUYẾT CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
(Ngạch TRUNG CẤP ĐIỀU DƯỠNG)
DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ NĂM 2016
(gồm 10 bài)
—
Bài 1: Các chỉ số bình thường của dấu hiệu sinh tồn
Bài 2:Chăm sóc người bệnh Suy tim
Bài 3: Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Bài 4: Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Bài 5: Chăm sóc bệnh nhân hôn mê
Bài 6: Chăm sóc trẻ tiêu chảy
Bài 7: Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Bài 8: Chăm sóc Bệnh nhân viêm ruột thừa cấp
Bài 9: Chăm sóc bệnh nhân có ống dẫn lưu
Bài 10: Chăm sóc bệnh nhân phẩu thuật xương
Phần 1. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA (5 bài)
BÀI 1. CÁC CHỈ SỐ BÌNH THƯỜNG CỦA DẤU HIỆU SINH TỒN
- Mạch:
– Trẻ sơ sinh: 140 – 160 lần /1 phút
– Trẻ 1 tuổi: 120 – 125 lần /1 phút
– Trẻ 5 tuổi: 100 lần /1 phút
– Trẻ 7 tuổi: 90 lần /1 phút
– Trẻ 10 – 15 tuổi: 80 lần /1 phút
– Người lớn: 70 – 80 lần /1 phút
– Người già: 60 – 70 lần /1 phút
- Nhiệt độ:
Bình thường là 36,50C – 370C
- Nhịp thở:
– Trẻ sơ sinh nhịp thở: 40 – 60 lần /1 phút
– Trẻ < 6 tháng: 35 – 40 lần /1 phút
– 7 – 12 tháng: 30 – 35 lần /1 phút
– 2 – 3 tuổi: 25 – 30 lần /1 phút
– 5 – 15 tuổi: 20 – 25 lần /1 phút
– Người lớn: 16 – 20 lần /1 phút
- Huyết áp:
– Huyết áp tối đa: (HATĐ người trưởng thành): 90 – 140 mmHg
– Huyết áp tối thiểu: (HATT người trưởng thành): 60 – 90 mmHg
– Có thể tính HATT bằng cách lấy HATĐ/2 + 10 hoặc 20 mmHg
– Độ chênh lệch của huyết áp là hiệu số giữa HATĐ và HATT bình thường 40 – 50 mmHg
– Nếu hiệu số (HATĐ – HATT) ≤ 20 mmHg là huyết áp kẹt