Định dạng file của tài liệu là: Word
Một số câu hỏi mô tả tài liệu:
Câu 1: Anh/ Chị hãy nêu tên các môn học được dạy học ở từng khối lớp?
Trả lời:
– Lớp 1, 2, 3 (8 môn): Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Thể dục.
– Lớp 4, 5 (9 môn): Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Mĩ thuật, Âm nhạc, Kỹ thuật, Thể dục.
Câu 2: Anh/ Chị hãy nêu nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học được quy định trong Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Trả lời:
– Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
– Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
– Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
– Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Câu 3: Theo Anh/ Chị, tại sao phải đổi mới đánh giá học sinh tiểu học?
Trả lời:
Việc đánh giá học sinh Việt Nam lâu nay chủ yếu là đo lường kết quả học tập bằng điểm số. Theo quan niệm hiện đại về đánh giá học sinh trên thế giới và theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì việc đánh giá phải trực tiếp và từng bước góp phần điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học để hướng tới nghiệm thu được kết quả học tập tốt.
Trước khi triển khai Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT (Thông tư 30), việc đánh giá thường xuyên chưa được quan tâm, chưa khuyến khích, tạo cơ hội để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học; nhiều học sinh, cha mẹ học sinh chịu áp lực về điểm số, học sinh còn thiếu tự tin khi học tập, đặc biệt là những học sinh có khó khăn, nhiều học sinh còn học vì điểm số, chưa ham thích học… Việc kiểm tra, đánh giá học sinh hiện tại cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học trước chương trình, dạy thêm học thêm tràn lan.
Theo qui định, việc đánh giá các môn học phải kết hợp cho điểm với nhận xét. Tuy nhiên, trong thực tế, giáo viên chú trọng dùng điểm số, ít nhận xét nên chưa giúp HS biết mình cần phát huy những ưu điểm gì hoặc cần khắc phục những hạn chế gì để tiếp tục vươn lên; chưa hướng dẫn và thu hút phụ huynh học sinh trong việc hỗ trợ, giúp đỡ con em mình học tập và rèn luyện.
Cách đánh giá như vậy chưa thật sự phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học là cần sự động viên, khen ngợi, hướng dẫn, chỉ bảo ân cần của thầy, cô giáo để các em tự tin, thích học và học được. Việc động viên bằng điểm số có thể động viên được các em đã có kết quả học tốt nhưng lại gây áp lực, dễ mặc cảm, tự ti, lùi lại phía sau so với các bạn đối với những em chưa biết cách học, kết quả học tập còn thấp.