word-the-cao

Bộ đề thi viết và trắc nghiệm chuyên ngành Công tác đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi

Giá: 60,000

Bộ đề thi viết và trắc nghiệm (Có đáp án) chuyên ngành Công tác đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi bao gồm các văn bản: 

– Luật số 57/2020/QH14: Luật Thanh niên:

– Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung) Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1176/QĐ-BNV ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

– Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đoàn thông qua ngày 13/12/2017

– Hướng dẫn số 16 HD/TWĐTN-BTC ngày 17/8/2018: Hướng dẫn thực hiện điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh

– Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (kèm theo quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư)

Mô tả tài liệu: 

ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC TỈNH 

MÔN THI VIẾT: NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NHI

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

           Hình thức: Thi viết

Đề thi số 1

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm thế nào là Thanh niên; Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên; Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên được nêu trong Luật số 57/2020/QH14: Luật Thanh niên?

Trả lời: Theo quy định tại Luật Thanh niên năm 2020:

Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với thanh niên; cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân.

Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên

– Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên

– Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

– Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

– Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

– Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.

– Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

– Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

– Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật này.

 

Câu 2: Trong Hướng dẫn số 16 HD/TWĐTN-BTC ngày 17/8/2018: Hướng dẫn thực hiện điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh, kết nạp Đoàn viên được thực hiện với những quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Hướng dẫn số 16 HD/TWĐTN-BTC ngày 17/8/2018: Hướng dẫn thực hiện điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh về kết nạp Đoàn viên:

1.1. Điều kiện độ tuổi và trình độ học vấn

– Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tuổi từ 16 (từ đủ 15 tuổi + 1 ngày) và không quá 30 tuổi.

– Thanh niên Việt Nam có lý lịch rõ ràng là người khai đầy đủ, trung thực tất cả các nội dung liên quan đến lịch sử chính trị và các vấn đề lịch sử hiện nay của bản thân theo mẫu sơ yếu lý lịch do Trung ương Đoàn ban hành.

– Người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu có trình độ tiểu học. Đối với thanh niên đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì vận dụng linh hoạt.

1.2. Xét kết nạp đoàn viên trong một số trường hợp

– Trường hợp thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có bố mẹ, anh, chị, em ruột đang bị giam giữ, trước khi xét kết nạp phải xin ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp.

– Trường hợp thanh niên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và có nguyện vọng vào Đoàn thì chi đoàn nơi cư trú xét, đề nghị, ban chấp hành Đoàn xã, phường, thị trấn ra quyết định chuẩn y kết nạp.

1.3. Thủ tục kết nạp đoàn viên

– Thanh niên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với chi đoàn, chi đoàn cơ sở.

– Được học Điều lệ Đoàn và trang bị những kiến thức cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp.

– Được một đoàn viên hoặc một đảng viên (với những nơi chưa có tổ chức Đoàn) giới thiệu. Đoàn viên hoặc đảng viên giới thiệu phải là người cùng công tác, lao động hoặc học tập với người được giới thiệu ít nhất 3 tháng liên tục.

– Đối với hội viên Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam do tập thể chi hội giới thiệu.

– Đối với hội viên Hội Sinh viên Việt Nam do ban chấp hành chi hội giới thiệu.

– Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do tập thể chi đội giới thiệu.

– Hội nghị chi đoàn, chi đoàn cơ sở tiến hành xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán thành của trên một phần hai số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y (đối với chi đoàn); đối với chi đoàn cơ sở thì ra nghị quyết kết nạp.

Trường hợp đặc biệt ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn các đơn vị công tác phân tán không có điều kiện họp được toàn thể chi đoàn, nếu được đoàn cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp có thể do ban chấp hành chi đoàn xét và đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y.

đ. Trường hợp thanh niên đang học bậc trung học phổ thông nơi chưa có tổ chức chi đoàn thì việc kết nạp đoàn viên do ban chấp hành đoàn trường thực hiện.

1.4. Quy trình công tác phát triển đoàn viên

Bước 1: Chi đoàn, đoàn cơ sở tổ chức tuyên truyền giới thiệu về tổ chức Đoàn cho thanh niên, thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.

Bước 2: Chi đoàn, đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên.

– Lập danh sách thanh niên tiên tiến và đội viên trưởng thành.

– Lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên.

– Phân công đoàn viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng, thời gian tổ chức kết nạp.

Bước 3: Chi đoàn, đoàn cơ sở bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đoàn.

– Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn, lựa chọn những thanh niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể cấp giấy chứng nhận đã học qua lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh, thiếu niên).

– Ở những nơi không có điều kiện mở lớp tập trung thì có hình phù hợp để thanh niên học tập thức, nghiên cứu sau đó kiểm tra.

Bước 4: Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới.

– Chi đoàn hướng dẫn thanh niên tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu sổ đoàn viên).

– Hội nghị chi đoàn xét, báo cáo lên ban chấp hành đoàn cấp trên.

– Ban chấp hành đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp.

– Chi đoàn tổ chức kết nạp đoàn viên mới, trao Huy hiệu Đoàn, Thẻ đoàn viên.

– Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện.

Đối với những nơi không có chi đoàn, ban chấp hành đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở thực hiện quy trình công tác phát triển đoàn viên và quyết định kết nạp đoàn viên.