word-the-cao

Ngân hàng Câu hỏi và Đáp án thi công chức chuyên ngành Thủy lợi

Giá: 60,000

Mô tả tài liệu:

Tài liệu dài 91 trang word, gồm 52 câu hỏi có đáp án ôn thi công chức chuyên ngành Thủy lợi.

Bao gồm các tài liệu sau:

1. Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 06/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.
2. Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Luật Thủy lợi số 35/VBHN-VPQH ngày 07/12/2020
4. Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi
5. Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.
6. Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.
7. Luật phòng, chống thiên tai số 04/VBHN-VPQH ngày 15/07/2020
8. Luật Đê điều số 05/VBHN-VPQH ngày 15/07/2020

9. Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

10. Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi.

Tham khảo tài liệu:

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VIẾT THI CÔNG CHỨC

Chuyên ngành: THỦY LỢI

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày về Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Nghị địnhsố 03/2022/NĐ-CP ngày 06/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều?

Đáp án:

Theo Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 06/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều:

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chínhvà Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này gồm:

a) Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ Điều 38 đến Điều 46 Nghị định này khi đang thi hành công vụ;

b) Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều;

c) Công chức, viên chức thuộc cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

d) Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân đang thi hành công vụ.

Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.

 

Câu 2: Hãy nêu Đối tượng miễn Thủy lợi phí theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi một số điều Nghị định số 143/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi?

Đáp án:

Đối tượng miễn Thủy lợi phí theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa đổi một số điều Nghị định số 143/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi:

a)Miễn thủy lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm;diện tích đất làm muối.

Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm.

b)Miễn thủy lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo.

Việc xác định hộ nghèo được căn cứ vào hộ chuẩn nghèo ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

c)Miễn thủy lợi phí đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:

– Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân nông dân bao gồm: Những người có hộ khẩu thường trú tại địa phương; những người có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là cư trú lâu dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú; những hộ gia đình, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay không có việc làm; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương; con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.

– Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh (hoặc các công ty nông nghiệp chuyển đổi từ nông trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

Việc giao khoán đất của hợp tác xã và nông trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ.

– Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

Nông trường viên bao gồm: Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho nông trường quốc doanh; hộ gia đình có người đang làm việc cho nông trường quốc doanh hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư trú trên địa bàn; hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đang cư trú trên địa bàn.

– Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.

Các trường hợp không thuộc diện miễn thủy lợi phí quy định tại Khoản này phải nộp thủy lợi phí theo quy định của Nghị định này.