word-the-cao

Tài liệu ôn thi tuyển công chức, viên chức môn Tin học văn phòng năm 2017

Giá: 10,000

Tài liệu dài 167 trang word.

Tham khảo tài liệu:

TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG

06 mô đun theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tài liệu này được xây dựng từ các phần mềm tin học phổ biến hiện nay là Windows 7 và Microsoft Office 2010

(Ban hành kèm theo văn bản số 01-CV/HĐTT ngày 28 /4/2017 của Hội đồng thi tuyển tỉnh)

MỤC LỤC

MÔ ĐUN KỸ NĂNG 01: HIỂU BIẾT VỀ CNTT CƠ BẢN

1. Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính.

1.1.     Phần cứng

1.2.     Phần mềm

1.3.     Mạng máy tính và truyền thông

II. Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông

2.1.     Một số ứng dụng công và ứng dụng trong kinh doanh

2.2.     Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông

III.      Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính

3.1.     Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu

3.2.     Phần mềm độc hại (malware)

MÔ ĐUN KỸ NĂNG 02: SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN

I. Các hiểu biết cơ bản để bắt đầu làm việc với máy tính.

1.1.     Trình tự và các lưu ý thực hiện công việc đúng cách, an toàn.

1.2.     Mở máy, đăng nhập và sử dụng bàn phím, chuột

II. Làm việc với Hệ diều hành.

2.1.     Màn hình làm việc.

2.2.     Biểu tượng và cửa sổ.

III.      Quản lý thư mục và tệp.

3.1.     Thư mục và tệp.

3.2.     Quản lý thư mục và tệp: xem thông tin, di chuyển đến nơi lưu giữ, tạo đường tắt đến nơi lưu giữ thư mục, tệp.

3.3.   Quản lý thư mục và tệp: Tạo, đặt tên, đổi tên tệp và thư mục, thay đổi trạng thái và hiển thị thông tin về tệp

3.4.     Quản lý thư mục và tệp: Chọn, sao chép, di chuyển tệp và thư mục.

3.5.     Quản lý thư mục và tệp: Xóa, khôi phục tệp và thư mục.

3.6.     Quản lý thư mục và tệp: Tìm kiếm tệp và thư mục.

IV. Một số phần mềm tiện ích.

4.1.     Nén và giải nén tệp.

4.2.     Phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng.

4.3.     Chuyển đổi định dạng tệp.

4.4.     Đa phương tiện.

V. Sử dụng tiếng Việt

5.1.     Các khái niệm liên quan.

5.2.     Lựa chọn và cài đặt các tiện ích sử dụng tiếng Việt

5.3.     Chuyển đổi phông chữ Việt

5.4.     Sử dụng nhiều ngôn ngữ trong một tài liệu.

VI. Sử dụng máy in.

6.1.     Lựa chọn máy in.

6.2.     In.

MÔ ĐUN KỸ NĂNG 03: XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN.

I. Kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản.

1.1.     Khái niệm văn bản.

1.2.     Soạn thảo văn bản và xử lý văn bản.

II. Sử dụng một phần mềm xử lý văn bản Microsoft Word 2010. 

2.1.     Mở, đóng phần mềm xử lý văn bản.

2.2.     Mở văn bản có sẵn, tạo văn bản mới, lưu, xóa văn bản.

2.3.     Biên tập nội dung văn bản.

2.4.     Xử lý lỗi hiển thị tiếng Việt

III.      Định dạng văn bản.

3.1.     Định dạng văn bản (text).

3.2.     Định dạng đoạn văn.

IV. Nhúng (embed) các đối tượng khác nhau vào văn bản. 

4.1.     Bảng.

4.2.     Hình minh họa (đối tượng đồ họa).

4.3.     Tham chiếu (reference).

4.4.     Hoàn tất văn bản.

V. In văn bản.

1. Xem văn bản trước khi in.

2. In văn bản.

VI. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

MÔ ĐUN KỸ NĂNG 04: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN

I. Kiến thức cơ bản về bảng tính.

1.1.     Khái niệm bảng tính.

1.2.     Phần mềm bảng tính.

II. Sử dụng phần mềm bảng tính Microsoft Excel

2.1.     Làm việc với phần mềm bảng tính.

2.2.     Mở, đóng một bảng tính.

III.      Thao tác đối với ô (ô tính).

3.1.     Nhập dữ liệu vào ô.

3.2.     Sao chép, di chuyển nội dung của ô.

IV. Thao tác trên trang tính.

4.1.     Dòng và cột

4.2.       Trang tính.

V. Biểu thức và hàm..

5.1.       Biểu thức/ công thức trong bảng tính.

5.2.       Hàm..

VI. Định dạng một ô, một dãy ô.

6.1.       Các kiểu dữ liệu.

6.2.       Văn bản.

6.3.       Căn chỉnh, tạo hiệu ứng viền.

VII.      Biểu đồ.

7.1.       Tạo biểu đồ.

7.2.       Chỉnh sửa, cắt, dán, di chuyển, xóa biểu đồ.

VIII.     Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính.

8.1.       Trình bày trang tính để in ra.

8.2.       Kiểm tra và in.

8.3.       Phân phối trang tính.

MÔ ĐUN KỸ NĂNG 05: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN..

I. Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình và trình chiếu.

1.1.       Bài thuyết trình.

1.2.       Phần mềm trình chiếu.

II. Sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint

2.1.       Làm việc với phần mềm..

2.2.       Làm việc với bài thuyết trình.

2.3.       Làm việc với trang thuyết trình.

III.        Xây dựng nội dung bài thuyết trình.

3.1.       Chọn/ tạo mẫu thiết kế cho trình chiếu.

a. Chọn mẫu có sẵn cho trình chiếu

b. Tạo một mẫu mới cho trình chiếu.

3.2.       Tạo và định dạng văn bản.

3.3.       Danh sách.

3.4.       Bảng.

IV. Đưa biểu đồ, sơ đồ tổ chức vào trong trang thuyết trình.

4.1.       Biểu đồ.

4.2.       Sơ đồ tổ chức.

V. Đưa các đối tượng đồ họa vào trong trang thuyết trình.

5.1.       Chèn và thao tác với đối tượng đồ họa đã có.

5.2.       Vẽ hình.

5.3.       Chuẩn bị trình chiếu.

5.4.       Tạo hiệu ứng cho văn bản.

5.5.       Kiểm tra, in, trình diễn.

MÔ ĐUN KỸ NĂNG 06: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN..

I. Kiến thức cơ bản về Internet

1.1.       Các khái niệm/thuật ngữ thường gặp.

1.2.       Bảo mật khi làm việc với Internet

II. Sử dụng trình duyệt web.

2.1.       Thao tác duyệt web cơ bản

2.2.       Thiết đặt (setting).

2.3.       Chuyển hướng từ nguồn nội dung Internet này qua nguồn khác.

2.4.       Đánh dấu.

III.        Sử dụng Web.

3.1.       Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công.

3.2.       Lưu nội dung.

3.3.       Chuẩn bị in và in.

IV. Sử dụng thư điện tử.

4.1.       Khái niệm và nguy cơ khi sử dụng thư điện tử.

4.2.       Viết và gửi thư điện tử.

4.3.       Nhận và trả lời thư điện tử.

 

MÔ ĐUN KỸ NĂNG 01: HIỂU BIẾT VỀ CNTT CƠ BẢN

I. Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính

1.1.    Phần cứng:

a. Khái niệm máy vi tính, máy tính cá nhân, máy để bàn, máy xách tay, máy tính bảng:

– Máy tính hay là máy vi tính là thiết bị điện tử dùng để tự động hóa  quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Cấu trúc chung của máy tính bao gồm: Bộ xử lý trung tâm (CPU–Central Procesing Unit), bộ nhớ trong (Main Memory), các thiết bị vào/ra, bộ nhớ ngoài (Sencondary Memory).

– Máy tính cá nhân: Máy tính cá nhân (tiếng Anh: personal computer, viết tắt PC) là một máy điện toán siêu nhỏ, có giá cả, kích thước và sự tương thích của nó khiến nó hữu dụng cho từng cá nhân. Máy tính cá nhân hình thành trên nền công nghệ vi xử lý, cho phép các nhà sản xuất đưa toàn bộ CPU lên một con chip. Máy tính cá nhân rất quen thuộc với chúng ta, thường được sử dụng như là một công cụ hỗ trơ trong công việc ví dụ như soạn thảo văn bản, tính toán, quản lý cơ sở dữ liệu, gửi nhận văn bản,… Ngoài ra, nó còn được dùng trong các mục đích giải trí như là chơi trò chơi điện tử, nghe nhạc, xem phim, lướt web,…

– Máy tính để bàn: Là máy tính cá nhân, thường được đặt trên bàn trogn quá trình sử dụng, do đó nó được gọi là máy tính để bàn. Loại máy tính này thường to nhất trong tất cả các PC. Mỗi bộ phận trong máy tính để bàn đều có thể tách rời và thay thế được. Đặc biệt là có thể gắn thêm các thiết bị ngoại vi vào máy tính để bàn: loa, tai nghe, máy in,…

– Máy tính xách tay (Laptop): Là loại máy tính cá nhân có kích thức nhỏ, trọng lượngnhẹ, chỉ nặng vài cân. Loại laptop hiện đại thường được gọi là máy tính notebook vì kích thước mỏng, nhỏ của nó. Máy notebook thường chỉ dày 10cm hoặc mỏng hơn. Các hãng sản xuất laptop và notebook nổi tiếng là IBM, Apple, Compaq, Dell, Toshiba và HP. Laptop và notebook được lắp màn hình LCD và thường chạy bằng pin, điều này tạo cho người sử dụng khả năng mang theo sử dụng khi di chuyển ở nhiều nơi. Laptop và notebook kết hợp các bộ phận máy tính chủ yếu trong một thiết bị duy nhất. Máy laptop có thể có ổ đĩa mềm, ổ CD và ổ VCD, hoặc các ổ này có thể được gắnvào như thiết bị ngoại vi để giảm thiểu trọng lượng và kích thước.

– Máy tính bảng: Cũng là một loại máy tính tương tự notebook. Máy tính bảng (tiếng Anh: Tablet computer) còn được gọi ngắn gọn là Tablet, là một loại thiết bị máy tính tất cả trong một với màn hình cảm ứng 7 inches trở lên, sử dụng bút cảm ứng (nếu có) hay ngón tay để nhập dữ liệu thông tin thay cho bàn phím và chuột máy tính.

Là loại thiết bị di động thứ ba, không phải là máy tính xách tay hay điện thoại di động. Nó có thể có bàn phím hay chuột đi kèm, tùy model và tùy theo hãng sản xuất. Tên gọi của loại thiết bị này là bảng viết vì nó trông giống cái bảng.

b. Phần cứng máy tính, phân biệt thiết bị trung tâm và thiết bị ngoại vi.

– Phần cứng máy tính: Phần cứng máy tính là nói đến cấu tạo của máy tính về mặt vật lý. Bao gồm toàn bộ các thiết bị, linh kiện điện tử của máy tính (như: Case, main, chip, ram, ổ đĩa cứng, màn hình, chuột, bàn phím…).

– Thiết bị trung tâm: Là các thiết bị chính cấu thành một máy tính nhằm đảm bảo máy tính có thể vận hành được, như: Mainboard, CPU, RAM, ROM, đĩa cứng trong,…

– Thiết bị ngoại vi: Thiết bị ngoại vi là tên chung nói đến một số loại thiết bị bên ngoài được kết nối vào máy tính với tính năng nhập xuất (IO) hoặc mở rộng khả năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ phụ). Thiết bị ngoại vi của máy tính có thể là thiết bị cấu thành máy tính và không thể thiếu được ở một số loại máy tính hoặc thiết bị có mục đích mở rộng tính năng hoặc khả năng của máy tính.Các thiết bị ngoại vi chính: Thiết bị lưu trữ, thiết bị xuất/nhập, thiết bị mạng và truyền thông.

c. Các thành phần cơ bản của máy tính điện tử: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ trong.

– Bộ xử lý trung tâm (CPU): Bộ phận quan trọng nhất gắn lên bảng mạch chính là bộ vi xử lý của máy tính còn gọi là CPU. Là nơi tiến hành viẹc xử lý thông tin và phát ra tín hiệu điều khiển mọi hoạt động của máy tính, CPU có thể trao đổi dữ liệu với bộ nhớ chính hay các thiết bị qua hệ thống vào ra.

– Bộ nhớ trong: Bộ nhớ trong là các loại bộ nhớ nằm bên trong thùng máy, được sử dụng lưu trữ chương trình, phục vụ quá trình xử lý của CPU. Bộ nhớ trong chia 2 phần cơ bản là bộ nhớ động (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM).

+ Bộ nhớ động (RAM): RAM là chữ viết tắt của Random Access Memory, bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên. Là một loại bộ nhớ trong, có tốc độ truy cập nhanh, cho phép lưu giữ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn, là nơi máy tính truy cập xử lí thông tin tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện.

+ Bộ nhớ chỉ đọc (ROM): ROM là chữ viết tắt của Read Only Memory. Là bộ nhớ lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS.

d. Đơn vị đo tốc độ của bộ xử lý trung tâm:Tốc độ xử lý của bộ xử lý trung tâm được đo bằng số lần thực hiện một lệnh trên một giây, đơn vị là Hz, MHz, GHz.

e. Đơn vị đo dung lượng bộ nhớ: KB, MB, GB, TB.

1B (byte) =8 bit
1Kb(Kilobyte) = 1024 B
1Mb(Megabyte) =1024Kb
1Gb(Gigabyte) =1024Mb
1Tb(Terabyte) =1024Gb

f. Các loại phương tiện lưu trữ chính: Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang (CD, DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động. Biết các đơn vị đo dung lượng lưu trữ như bit, byte, KB, MB, GB, TB. Biết các đơn vị đo tốc độ quay của của ổ cứng (rpm – rounds per minute) và đo tốc độ ghi/đọc của phương tiện lưu trữ (bps – bits per second). Biết khái niệm lưu trữ trên mạng, lưu trữ tệp tin trực tuyến.

g. Các thiết bị nhập thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: Bàn phím, chuột, bi lăn (trackball), bảng chạm (touchpad), bút chạm (stylus), màn hình cảm ứng, cần điều khiển (joystick), máy ghi hình trực tiếp (webcam), máy ảnh kỹ thuật số, mi-crô (micro), máy quét ảnh (scanner).

h. Một số thiết bị xuất thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe.

i. Các cổng thông dụng: Cổng nối tiếp, cổng song song, cổng nối tiếp vạn năng (USB), cổng mạng.

1.2.    Phần mềm

a. Khái niệm phần mềm và vai trò của phần mềm.

– Phần mềm máy tính (Computer Software) hay gọi tắt là Phần mềm (Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.

– Vai trò của phần mềm: Phần mềm có vai trò giúp vận hành hệ thống phần cứng (máy tính, thiết bị mạng,…) và thực hiện các chức năng khác mà người dùng cần.

b. Phân biệt hai loại phần mềm chính: phần mềm hệ thống (Ví dụ: hệ điều hành) và phần mềm ứng dụng.

– Phần mềm hệ thống: Là phần mềm máy tính thiết kế cho việc vận hành và điều khiển phần cứng máy tính và cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm ứng dụng.

– Phần mềm ứng dụng: (tiếng Anh: Application software, còn viết tắt là Application hoặc app) là một loại chương trình có khả năng làm cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó người dùng muốn thực hiện.

c. Chức năng của hệ điều hành, biết tên của một số hệ điều hành thông dụng.

– Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

– Các hệ điều hành được sử dụng ngày nay trên các máy tính đa chức năng (như máy tính cá nhân) chủ yếu gồm hai chủng loại: hệ điều hành họ Unix và hệ điều hành họ Microsoft Windows. Các máy tính mẹ (Mainframe computer) và các hệ thống nhúng dùng nhiều loại hệ điều hành khác nhau, không phải là Unix hay Windows, nhưng cũng tương tự như Unix hay Windows.

d. Chức năng của một số phần mềm ứng dụng thông dụng: Xử lý văn bản, bảng tính, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh, trò chơi máy tính và một số phần mềm khác.

e. Phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở.

– Phần mềm nguồn mở: Là những phần mềm được cung cấp dưới dạng mã nguồn, không chỉ miễn phí tiền mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền. Do có được mã nguồn của phần mềm và có quy định về giấy phép phần mềm nguồn mở (ví dụ General Public Licence – GPL), người sử dụng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển và nâng cấp theo một số nguyên tắc chung đã được qui định mà không cần phải xin phép ai.

– Phần mềm thương mại: Là phần mềm được sản xuất nhằm mục đích buôn bán hoặc phục vụ cho các mục đích thương mại. Phần mềm thương mại có thể là phần mềm sở hữu độc quyền hoặc các mô hình kinh doanh cho phần mềm mã nguồn mở.

f. Tên và chức năng của một số phần mềm nguồn mở thông dụng xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh.

Phần mềm văn phòng OpenOffice.org với 6 mô đun: Soạn thảo văn bản – Writer; Bảng tính điện tử – Calc; Trình chiếu – Impress; Cơ sở dữ liệu – Base; Đồ hoạ – Draw; Soạn thảo công thức toán học – Math. Phần mềm quản lý thư điện tử Mozilla Thunderbird; trình duyệt web: Firefox, Google Chrome,Opera,…Phần mềm xử lý ảnh GIMP.